Định nghĩa và phân biệt ICO, IEO, IDO, SHO

Từ những ngày đầu của thị trường tiền điện tử, ai là những người đời đầu tham gia thị trường từng thức đêm để canh những đợt ICO hẳn sẽ không bao giờ quên. Cho tới nay, đã có thêm nhiều khái niệm gọi vốn khác ngoài ICO như IEO, IDO và SHO liên quan đến việc phát hành coin lần đâu tiên để gây quỹ/ gọi vốn trong các dự án phát triển trên nền tảng Blockchain của các Công ty / Dev Team.

Chúng sử dụng các phương pháp khác nhau để gây quỹ thông qua trao đổi tiền điện tử và có những ưu và nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng xem xét4 hình thức gây quỹ bằng crypto: ICO, IEO, IDO, và SHO.

ICO


Định nghĩa ICO

ICO là viết tắt của Initial Coin Offering – đây là hình thức phát hành coin lần đầu tiên của thị trường tiền thuật toán. ICO thường được dev team (đội ngũ phát triển) sử dụng để khởi chạy một dịch vụ hoặc sản phẩm mới trong thị trường tiền tiện tử như Token mới hoặc một ứng dụng liên quan tới blockchain, crypto.

Có thể nhận thấy ICO rất giống với IPO (Initial Public Offering – Phát hành lần đầu ra công chúng) mà các công ty mới thường sử dụng để huy động vốn. ICO khác với IPO trên thị trường truyền thống ở chỗ: dự án có thể huy động vốn từ cộng đồng dù chưa phát triển hoàn thiện sản phẩm, nhiều khi mới chỉ là những ý tưởng được phác thảo ra trên giấy, được gọi là whitepaper.

Cách thức ICO hoạt động

How ICO works – Ảnh: Internet

Bước 1 – Xác định mục tiêu gây quỹ

Mọi ICO đều bắt đầu với ý định huy động vốn của một dev team / công ty. Công ty đó xác định các mục tiêu cho chiến dịch gây quỹ của mình và soạn các tài liệu liên quan về đội ngũ phát triển hoặc dự án nhằm thu hút những nhà đầu tư.

Bước 2 – Tạo Token / Coin

Token / Coin được dev team tạo ra bằng công nghệ blockchain. Có thể đó là một quá trình khó khăn nếu như tạo một đồng coin mới, hoặc đơn giản hơn là tạo ra những token dựa trên các platform có sẵn như ERC20, BEP20… Nhiều dev team cũng tạo ra các dịch vụ hoặc sản phẩm sử dụng công nghệ blockchain đa dạng phục vụ các lĩnh vực ngân hàng, bảo mật, nông nghiệp, AI…

Bước 3 – Chiến dịch quảng bá

Chiến dịch quảng bá thường được thực hiện trên các cộng đồng và mạng xã hội như Telegram và Twitter để có thể tiếp cận nhiều nhà đầu tư nhất có thể. Thời điểm ban đầu, rất nhiều MXH cấm các chiến dịch quảng bá ICO hoặc liên quan tới crypto.

Bước 4 – Tung ra lộ trình mới

Sau (những) đợt bán đầu tiên, dev team có thể sử dụng số tiền thu được từ ICO để tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Con nhà đầu tư thì trông mong vào số token mình mua sẽ tăng giá và có lời.

Ưu điểm của ICO

  • Đơn giản: Việc tạo ra một dự án ICO tương đối dễ dàng. Các công ty có dự án ICO cần phát hành Whitepaper, trang web của sản phẩm có liên quan và tạo nhóm cộng đồng.
  • Chi phí thấp: Chi phí cho một đợt ra mắt ICO tương đối thấp và do đó nó phù hợp với các nhà đầu tư nghiệp dư mới tham gia thị trường.
  • Thanh khoản tốt: ICO có thanh khoản nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Kiểm soát quỹ: Các nhà đầu tư có toàn quyền kiểm soát quỹ của họ.
  • Kênh phân phối đa dạng: Các dự án có thể gây quỹ thông qua các chương trình tiền thưởng, mở bán riêng (private sale) và công khai (public sale), hoặc thông qua tặng token (airdrop).

Nhược điểm của ICO

  • Bảo mật kém: Nhược điểm chính của ICO là tính bảo mật kém. Người mua dễ bị lừa đảo bởi những kẻ gian lận. Các trang phishing (làm web giả gần giống web của nhà phát triển để scam, lừa đảo tiền của các nhà đầu tư).
  • Đầu tư ngắn hạn: Trong hàng ngàn dự án ICO mà thông tin cực kì mơ hồ và chung chung, có rất ít dự án đi được dài hạn.

IEO


Định nghĩa IEO

IEO là viết tắt của Initial Exchange Offerings – Phát hành coin lần đầu trên sàn giao dịch tập trung (gọi là các sàn CEX: sàn Binance là một ví dụ). Tại đây các dự án trực tiếp bán Token của họ trong sàn giao dịch cho những nhà đầu tư riêng lẻ. Với IEO, các sàn giao dịch tiền điện tử gây quỹ sẽ thay mặt cho chủ dự án. Sàn sẽ nhận được một khoản phí niêm yết và có thể là một số phần trăm của doanh số bán token.

Để giữ uy tín của các sàn CEX – các dự án IEO thường được Sàn kiểm tra và thẩm định kỹ theo chính sách mỗi sàn trước khi công bố tới nhà đầu tư. Dựa vào uy tín của sàn giao dịch đứng ra bảo lãnh mà độ tin cậy của các dự án IEO cao hơn so với hình thức ICO trước kia. IEO có thể nói là hình thức tiếp theo thay thế cho ICO.

Cách thức hoạt động của IEO

Bước 1 – Chuẩn bị ý tưởng

Tương tự như ICO, bước đầu tiên để bắt đầu một IEO là chuẩn bị ý tưởng. Dev Team phải đưa ra một ý tưởng nào đó có liên quan đến Blockchain và tiền điện tử, và tốt nhất là nó độc đáo và mới lạ.

Bước 2 – Phác thảo dự án

Cũng tương tự như ICO, Dev Team cần phải soạn thảo Whitepaper qua đó có thông tin về dự án, lộ trình phát triển…

Bước 3 – Các sàn CEX thẩm định và niêm yết

Tại đây, bạn có thể tìm thấy danh sách một số sàn CEX niêm yết token IEO như: Binance Launchpad, KuCoin Spotlight, Huobi Prime…

Bước 4 – Quảng bá dự án

Marketing luôn là khâu quan trọng nhất của mọi dự án. Đã có nhiều dự án trong quá khứ mặc dù đội ngũ phát triển rất tâm huyết, công nghệ tốt, ý tưởng độc đáo… nhưng chết yểu vì không biết cách marketing.

Binance Launchpad, nơi NDT có thể mua IEO

Ưu điểm của IEO

  • Bảo mật: Tính bảo mật cao hơn ICO nhiều vì nhà đầu tư tham gia mua IEO qua các sàn giao dịch. Những sàn giao dịch CEX hàng đầu có công nghệ bảo mật rất tốt.
  • Chống gian lận: Cũng vì thông qua CEX nên việc gian lận, lừa đảo, scam là cực kì ít và khó thực hiện.
  • Thanh khoản cao: Tính thanh khoản của IEO rất cao.

Nhược điểm của IEO

  • Chi phí cao: Chi phí gây quỹ trong IEO rất cao vì phải trả phí cho các CEX và yêu cầu của các sàn CEX rất khắt khe.
  • Ít quyền kiểm soát: Các nhà đầu tư có rất ít quyền kiểm soát vì phụ thuộc vào quy định và các hoạt động của CEX.

IDO


Định nghĩa IDO

Cặp đôi với IEO chính là IDO. Thay vì phát hành coin trên sàn tập trung, thì IDO là viết tắt của Initial DEX Offerings  Phát hành coin lần đầu trên sàn DEX – sàn giao dịch Phi tập trung. IDO có thêr nói là một trường hợp đặc biệt của IEO.

Hầu hết các Dev Team IDO sẽ giữ phần lớn số token cho nhóm phát triển và các nhà đầu tư hạt giống / mua private. Số lớn token này bị khoá không được phép giao dịch, và điều này giúp trống phá giá.

IDO là gì?

Cách thức hoạt động của IDO

Bước 1 – Presale – Mở bán trước

Khi Dev Team kết nối với những người ủng hộ giai đoạn đầu và các nhà đầu tư mạo hiểm và để chào bán một số lượng token với những ưu đãi chiết khấu riêng. Những tổ chức / nhà đầu tư nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro sẽ mua trước một số lượng token từ vòng Presale.

Bước 2 – Public Sale – Mở bán công khai

Giai đoạn này được thực hiện trên các sàn DEX – và mọi nhà đầu tư / giao dịch đều có thể mua.

Bước 3 – Listing – Niêm yết trên sàn

Token được đưa liên các sàn giao dịch dựa trên AMM – Automated Market Maker Tạo lập thị trường tự động. Việc list sàn hoàn toàn tự động không cần kiểm duyệt và không phí.

Bước 4 – Khuyến khích Staking

Khuyến khích staking giúp cho token và sản phẩm của Dev Team giữ giá trị hơn, tăng thanh khoản và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

Ưu điểm của IDO

  • Hầu như mọi dự án đều có thể gây quỹ: Việc loại bỏ các thủ tục kiểm duyệt mạnh mẽ của IEO đã cho phép nhiều dự án tiếp cận với nguồn vốn từ cộng đồng, về lý thuyết, điều này mang lại lợi ích cho dự án.
  • Linh hoạt: Các nhà đầu tư không phải chờ token lâu niêm yết sàn. Việc niêm yết thường diễn ra ngay sau khi IDO hoàn thành, đây là một lợi thế lớn so với các hình thức gây quỹ đã đề cập ở trên.
  • Thanh khoản cao và tức thì: nhiều dự án sẽ cung cấp các chương trình Staking ngay tức thì để khuyến khích nhà đầu tư giữ token và tăng thanh khoản.
  • Minh bạch: Bởi vì mọi thứ diễn ra trên Blockchain, có khả năng truy xuất nguồn gốc và xác minh trước các Token (tất nhiên nếu Dev Team công khai).

Nhược điểm của IDO

  • Scam – lừa đảo: Thực tế là nhu cầu IDO cao như vậy cũng khiến nhiều Dev Team được dựng lên để lừa đảo chỉ vì lợi nhuận.
  • Cơ hội mua được IDO thấp: slot ít, nhu cầu cao, cạnh tranh cao nên cơ hội mua được IDO thấp.
  • Chi phí bỏ ra cao: Sự canh tranh ở những vòng mở bán đầu cực kỳ cao vì vậy rất khó để nhà đầu tư sở hữu token, và số tiền bỏ ra thường cao hơn nhiều.

SHO


Định nghĩa SHO

Loại cuối cùng được nhắc tới trong bài này là SHO, viết tắt của Strong Holder Offering – một cơ chế gây quỹ trong đó các nhà đầu tư hoạt động tích cực đủ điều kiện được lựa chọn dựa trên các hoạt động trên chuỗi của họ và các bộ dữ liệu độc quyền khác. SHO là một cách phân bổ token trên DAO Maker – Một Blockchain SaaS (Software-as-a-Service) cung cấp công cụ cho việc huy động vốn.

SHO – Strong Holder Offering – Ảnh: Internet

Nếu ví người dùng hoạt động càng nhiều thì họ sẽ nhận được điểm số càng nhiều và tăng khả năng trúng slot SHO. Tất nhiên những ví ít hoạt động vẫn có khả năng trúng vé SHO nhưng tỷ lệ thấp hơn.

rSHO là gì?

SHO đã được đổi tên thành refundable Strong Holder Offering (rSHO) – sản phẩm dành cho người sở hữu có hoàn lại. Do mô hình huy động vốn từ cộng đồng cũng cho phép người tham gia có thể lấy hoàn lại tiền đầu tư nếu họ muốn rút.

Quyền được hoàn lại tiền sẽ hết hạn nếu giá trị của token được phát hành bởi một dự án trong đợt chào bán ban đầu tăng và giữ ở mức 400% trong 120 ngày.

Cách thức hoạt động của SHO

SHO allocations sẽ được chia cho 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ phải giữ một lượng DAO nhất định để nhận một lượng vé tham gia SHO. 5 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: giữ 500–999 DAO – (~ 3% cơ hội)
  • Giai đoạn 2: nắm giữ 1,000–1,999 DAO – (~ 6% cơ hội)
  • Giai đoạn 3: nắm giữ 2.000–3.999 DAO – (~ 14% cơ hội)
  • Giai đoạn 4: giữ 4.000–9.999 DAO – (~ 22% cơ hội)
  • Giai đoạn 5: nắm giữ 10.000 DAO và hơn thế nữa – (~ 28% cơ hội)

Các dự án SHO sau này trên nền tảng Dao Maker sẽ dành ra một vòng riêng cho cộng đồng, yêu cầu tham gia là theo dõi và làm các nhiệm vụ đơn giản trên Telegram, Twitter.

Ưu điểm của SHO

  • An toàn: SHO an toàn hơn vì khả năng tiếp cận hạn chế và chỉ công nhận các nhà đầu tư đã được xác thực đúng cách mới có thể tham gia vào hoạt động của SHO.
  • Tính dài hạn: DAO Maker đưa một dự án vào một loạt các bài kiểm tra trước khi mở cửa cho một SHO. Khi làm như vậy, chỉ có một số công ty khởi nghiệp có thể cung cấp dịch vụ trong 12 tháng. Chỉ những dự án có thể bám sát lộ trình của họ mới dám áp dụng, do đó làm nản lòng những kẻ lừa đảo và các công ty khởi nghiệp năng lực kém.

Nhược điểm của SHO

  • Kênh phân phối hạn chế: SHO phân bổ trên DAO Market, nên hầu như nhà đầu tư khó có thể tìm mua được Token ở những kênh khác.
  • Không dành cho nhà đầu tư ít hoạt động: Dù vẫn có một tỉ lệ nhỏ trúng vé SHO, nhưng những nhà đầu tư hoạt động năng nổ mới là đối tượng ưu tiên.
  • Phải Hold – giữ thêm DAO: Từ ngày 22/2/2021, DAO Maker đã cho ra luật mới, đó là phải hold DAO – token của DAO Maker mới có thể tham gia IDO. Và Yield Protocol sẽ là cái tên đầu tiên khởi chạy IDO với luật này.

Tổng kết

Bạn vừa được giới thiệu 4 cách gây quỹ mở bán token phổ biến nhất hiện hay trên thị trường crypto. Đối với một nhà đầu tư tiền điện tử, không có gì quan trọng hơn việc có kiến thức sâu sắc về những thứ mà mình chuẩn bị bỏ tiền ra để tham gia vào mua / bán / đầu tư. Thị trường tài chính vốn nhiều rủi ro và mạo hiểm. Thị trường crypto lại càng rủi ro nhiều và mạo hiểm nhiều. Hãy luôn là những nhà đầu tư thông thái.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *