Hiểu về mối quan hệ giữa Vàng và USD

Kể từ khi được phát hiện vào thời kỳ đồ đá, vàng cho tới nay vẫn luôn là một loại tài sản trong xã hội hiện đại. Mặc dù đã ngừng lưu hành với vai trò tiền tệ, vàng vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của các loại tiền tệ khác nhau.

Cho đến cuối những năm 70, các chính phủ, bao gồm cả Mỹ, đã sử dụng vàng miếng để hỗ trợ tiền định danh. Với Bản vị vàng, các quốc gia sử dụng để hỗ trợ tiền giấy của họ bằng các đơn vị vàng cố định. Một quốc gia có chế độ bản vị vàng tiến hành các giao dịch bằng vàng với chi phí cố định trên một đơn vị. Giá cố định là thứ thiết lập giá trị của tiền tệ.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều giữ vàng làm dự trữ ngoại hối nhưng nó không còn thực sự được dùng để hỗ trợ tiền giấy nữa. Tại thị trường nước ngoài, vàng được định giá bằng USD. USD là cơ chế định giá chuẩn cho vàng, đó là lý do tại sao mối quan hệ giữa vàng và USD rất thú vị và luôn được mọi người quan tâm.

Vàng và USD thường có mối quan hệ ngược chiều. Khi USD yếu đi so với các đồng tiền khác, giá trị tiền tệ của các quốc gia khác sẽ tăng lên và điều này làm tăng nhu cầu đối với các mặt hàng như vàng. Nhu cầu vàng tăng khiến giá của kim loạ này tăng lên.

Giá trị nội tại của vàngnguồn cung hạn chế đảm bảo rằng nó giữ được giá trị tốt hơn tiền giấy và dẫn đến nhu cầu tăng. Vàng được coi là “nơi trú ẩn an toàn” và do đó trong điều kiện thị trường không chắc chắn hoặc khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư thích tích trữ vàng như một loại tài sản, từ đó dẫn tới giá vàng tăng lên. Mặc dù thường thì giá vàng và giá trị của USD có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Có những trường hợp USD và vàng tăng hay giảm giá cùng nhau.

Sự gia tăng nhu cầu đối với vàng sẽ củng cố đồng tiền của quốc gia xuất khẩu vàng. Chừng nào một quốc gia là nước xuất khẩu ròng (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) thì giá trị đồng tiền của nước đó sẽ tiếp tục tăng. Ngược lại, khi một quốc gia chi nhiều tiền cho nhập khẩu hơn thu được từ xuất khẩu, thì giá trị tiền tệ của quốc gia đó sẽ giảm xuống.

Khi các ngân hàng trung ương mua vàng, họ in tiền tệ để mua vàng, gây ra tình trạng dư thừa tiền tệ trong lưu thông, có thể dẫn đến lạm phát và làm suy yếu tiền tệ ở quốc gia của họ.

Ở Ấn Độ, nhu cầu vàng của người tiêu dùng gắn liền với văn hóa xung quanh nó. Đối với người Ấn, vàng tượng trưng cho sự giàu có và bảo vệ tài chính. Nhu cầu tăng lên trong các sự kiện lễ hội và sức mua đối với vàng là nhất quán và ngày càng tăng. Khoảng 60% vàng ở Ấn Độ được mua và lưu thông ở các vùng nông thôn.

Vàng rất được ưa chuộng ở Ấn Độ – Ảnh: Internet

Các nhà đầu tư trẻ cũng bị thu hút bởi các chương trình đầu tư liên quan tới vàng như một tài sản cơ bản. Trong khi các khoản đầu tư cổ phiếu tiếp tục biến động vì phụ thuộc vào thị trường, vàng với tư cách là một loại hàng hóa có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định mặc dù giá cả vẫn dao động trong ngắn hạn. Điều quan trọng là phải hiểu mối quan hệ giữa vàng và tiền tệ khi muốn đầu tư.

Theo Tata Capital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *