Leading và lagging indicator: chỉ báo sớm và trễ

Công cụ giao dịch luôn có vai trò nhất định đối với trader, đặc biệt đối với những trader chuyên giao dịch bằng chỉ báo. Trader cần hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của mỗi công cụ, từ đó có thể xác định công cụ nào hiệu quả và phù hợp với bản thân.

Để hiểu về công cụ chỉ báo trong giao dịch, trước tiên bạn cần nắm khái niệm về 2 dạng chỉ báo (indicator): leading và lagging.

  • Leading indicator cho tín hiệu sớm về một xu hướng mới hoặc dấu hiệu đổi chiều.
  • Lagging indicator cho tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu, kiểu như : “Chào bạn, hãy chú ý, xu hướng đã bắt đầu và bạn đang bỏ lỡ nó.”

Bạn chắc chắn đang nghĩ: “Còn chờ gì nữa, tôi sẽ làm giàu với leading indicator!” vì còn gì tuyệt hơn khi biết một xu hướng bắt đầu từ sớm!

Tất nhiên là bạn đúng. Bạn sẽ luôn tìm được điểm vào (entry) của một xu hướng mới nếu leading indicator mà bạn dùng luôn luôn đúng. Nhưng điều đó là không thể nào, xin khẳng định với bạn là không thể nào!

Khi sử dụng leading indicators, bạn sẽ gặp rất nhiều tín hiệu giả. Leading indcator cho độ tin cậy không cao với rất nhiều tín hiệu giả đánh lừa bạn.

Vậy bạn phải làm sao? Lựa chọn khác còn lại chính là sử dụng lagging indicator, công cụ ít cho ra những tín hiệu giả.

Lagging indicator chỉ đưa tín hiệu sau khi giá thay đổi rõ ràng và tạo thành một xu hướng. Nhược điểm của nó là bạn sẽ bị vào lệnh trễ hơn.

Thông thường, lợi ích lớn nhất của sự xuất hiện một xu hướng ở trong những cây nến đầu tiên, do đó việc sử dụng lagging indicator có khả năng làm mất nhiều lợi nhuận. Hầu như không ai đầu tư hay giao dịch mà lại muốn bỏ lỡ 1 khoản lợi nhuận tốt cả!

Chúng ta sẽ cùng thống kê mọi loại chỉ báo về 1 trong 2 loại:

  • Leading indicators (Oscillators)
  • Lagging indicators (Momentum indicator)

Hai lại chỉ báo này có thể hỗ trợ hoặc xung đột với nhau. Vì vậy, việc sử dụng chỉ báo như nào đòi hỏi hiểu biết, kinh nghiệm từ những thử nghiệm, và hiểu được những khả năng rủi ro của chúng.

Leading Indicators (Oscillators)

Một chỉ báo thuộc nhóm Oscillators là một đối tượng hay dữ liệu di chuyển qua lai giữa 2 điểm. Nói một cách khác, nó luôn dao động tại 1 điểm nào đó giữa điểm A và B. Cụ thể hơn một oscillator sẽ thường cho tín hiệu mua hoặc bán chỉ trừ khi thị trường dao đông không rõ ràng.

Stochastic, Parabolic SARRelative Strength Index (RSI) là những chỉ báo phổ biến thuộc nhóm Oscillators. Những indicator này đều được thiết lập để tìm tín hiệu đảo chiều, với điều kiện xu hướng trước đó đã bị suy yếu và giá sẵn sàng để đổi hướng.

Hãy xem ví dụ dưới đây trên cặp GBP/USD khung D1, chỉ báo RSI:

GBP/USD Khung D1, Chart TradingView

Khi bạn dùng nhiều hơn 1 chỉ báo dạng Oscillators, có những thời điểm chúng cho tín hiệu đồng thuận với nhau, và cũng có những lúc cho tín hiệu xung đột nhau (không đồng nhất). Nếu bạn gặp trường hợp không đồng nhất, lúc đó hãy xem lại chiếc lược giao dịch, nếu các điều kiện theo hệ thống của bạn thoả mãn hết bạn có thể lựa chọn vào lệnh. Nếu không, hãy bỏ qua đoạn đó và chờ đợi một tín hiệu khác.

Lagging Indicators (Momentum Indicators)

Nếu như chỉ báo sớm thuộc khối dành cho thị trường sideway, thì chỉ báo trễ Lagging Indicators là dành cho thị trường có xu hướng rõ ràng. Vì thế chúng được gọi là Momentum Indicators – những chỉ báo động lượng. Nói cách khác, đây là những chỉ báo giúp ta tìm ra xu hướng của thị trường.

MACDMoving Average (Đường trung bình động) là những cái tên phổ biến trong danh sách này. Những chỉ báo này sẽ giúp nhận biết xu hướng một khi nó được thành lập, giá vào lệnh có thể bị trễ nhưng ít khi ta nhận được tín hiệu sai hơn so với chỉ báo sớm.

Hãy xem ví dụ dưới đây vẫn trên cặp GBP/USD khung D1, Hai đường EMA 12 (màu đỏ) và EMA 21 (màu tím) cùng chỉ báo MACD:

Nhìn là thấy lợi nhuận phải không? Đặc biệt là xu hướng SELL thứ 2 trên biểu đồ, giá di chuyển 1250 pip sau khi 2 đường EMA cắt nhau đi xuống, cả một xu hướng rất mạnh và nếu mở vị thế SELL thì là một khoản lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên, những chỉ báo thuộc nhóm Momentum này hoạt động cực kì kém khi thị trường đi vào giằng co, sideway, xu hướng không rõ ràng. Khi đó chúng sẽ cho những tín hiệu sai, và cả những tín hiệu “fakeout”.

Sử dụng loại chỉ báo nào?

Qua bài trên chúng ta đã có thể phân biẹt được hai loại chỉ báo sớm và chỉ báo trễ:

  • Một leading indicator hay oscillator cho tín hiệu sớm trước khi xu hướng mới hoặc sự đổi chiều xuất hiện.
  • Một lagging indicator hay một momentum indicator sẽ cho tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu được một đoạn.

Nếu bạn biết cách nhận biết dạng thị trường mà bạn đang giao dịch, thì việc lựa chọn chỉ báo sớm hay chỉ báo trễ đã quá dễ dàng. Vậy ta có thể xác định khi nào dùng oscillator khi nào dùng momentum indicator hay dùng cả hai?

Đó là câu hỏi đáng giá triệu đô! Chúng ta đều biết là các chỉ báo không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. VonHoa sẽ giới thiệu với các bạn cách nhận biết các dạng thị trường để áp dụng chỉ báo phù hợp ở những bài viết tiếp theo.

Biên tập theo FOREX NÂNG CAO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *