Ý nghĩa và cách xác định vùng Cung – Cầu

Về chủ đề cung/cầu (supply/demand), trước đây trên website Tầm Nhìn Đầu Tư chúng tôi đã chia sẻ một series tương đối đầy đủ. VonHoa xin phép chia sẻ và tổng hợp lại series supply & demand này trước khi bắt đầu loạt bài tiếp theo về cung/cầu.

Theo logic thông thường, chúng ta sẽ đi từ khái niệm tới ứng dụng, từ cơ bản tới phức tạp (nâng cao), nhưng trong series này, ta hãy thử “đi ngược dòng nước” một lần xem sao, hãy tiếp cận từ việc xác định supply demand trước, từ đó suy ngược lại về khái niệm và ý nghĩa của cung cầu. Sở dĩ chúng tôi chọn cách tiếp cận này là vì một khi bạn đã là một trader, thì sớm đã biết tới cung/cầu rồi, chỉ là vẫn còn mông lung, vẫn còn chưa biết làm sao để vẽ cung/cầu, hay vùng cung/cầu nào mạnh – yếu, lý do như thế…

Ý nghĩa của Cung – Cầu

Như đã nói ở trên, chúng ta sẽ tiếp cận bằng phương pháp đưa ra các dạng của Supply Demand khác nhau cũng như ý nghĩa tại sao chúng lại hoạt động, tại sao lại xác định như vậy từ góc nhìn của một trader. Tôi nghĩ cách này sẽ dễ tiếp cận hơn và mang tới cái nhìn chính xác hơn về cung cầu đối với nhiều người, trong đó có cả tôi.

“Tôi không sợ những kẻ tập một lần 10.000 cú đá, tôi chỉ sợ những kẻ tập 10.000 lần một cú đá!”

Lý Tiểu Long

Cách xác định vùng Cung – Cầu

1. Phân loại Supply & Demand theo sóng

Xét về sóng tạo thành Cung / Cầu, tôi sẽ chia thành 04 dạng tất cả:

1.1. RBR (Rally – Base – Rally): Tăng trưởng – Tạo nền tảng – Tăng trưởng

Thường xuất hiện trong một thị trường tăng trưởng mạnh với sự dừng lại và tiếp diễn liên tục, luôn tạo ra demand (cầu – vùng hỗ trợ) để khi giá quay lại sẽ được kiểm tra và khả năng cao sẽ tiếp tục xu hướng. Hiểu một cách nôm na, vùng Base này một số người đã chốt lời, một số sẽ chốt lỗ, nhìn chung các đơn hàng của người bán sẽ điền vào đơn người mua, lượng Cầu lớn hơn Cung. Sau đó không còn hàng giá rẻ nữa nên mọi người bắt đầu FOMO và liên tục mua giá cao hơn khiến sự tăng trưởng tiếp tục.

1.2. RBD (Rally – Base – Drop): Tăng trưởng – Tạo nền tảng – Sụp đổ

Thường xuất hiện ở một thị trường sụp đổ (xu hướng giảm), đây là một sóng phục hồi của thị trường giảm trước khi rơi mạnh. Và ta cũng thường thấy đây là sóng giảm cuối cùng. Vì sao? Vì sóng phục hồi này khá mạnh, dừng lại khá lâu nên nó đã tạo ra một tín hiệu rằng phe mua đã vào cuộc, nên đợt sụp đổ khả năng cao sâu hơn đáy trước đó. Đồng thời tạo phân kỳ ở các chỉ báo như MACD, RSI hoặc xét theo Price Action thì nó sẽ là sóng cuối tạo vùng Demand (sẽ đề cập tới sau).

1.3. DBD (Drop – Base – Drop): Sụp đổ – Tạo nền tảng – Sụp đổ

Thường xuất hiện ở thị trường sụp đổ mạnh, giá chỉ có thể dừng lại và phân phối trong vùng nhỏ trước khi sụp đổ. Thể hiện rằng thị trường đang còn rất yếu để tăng trở lại, phân phối giữa những phe chốt lời và phe mua khi mua vào đơn hàng người bán. Nên nhớ cách tốt nhất để giá tăng hoặc giảm mạnh đó là quét stop-loss của người chơi. Hiệu ứng domino.

1.4. DBR (Drop – Base – Rally): Sụp đổ – Tạo nền tảng – Tăng trưởng

Thường xuất hiện ở một uptrend, một dạng sóng phục hồi trước khi giảm tiếp. Ở đây, tôi lấy ví dụ khá khác nhưng nó vẫn bao hàm ý nghĩa rằng DBR sẽ luôn tạo một bộ đệm để hỗ trợ giá, vùng phân phối cuối cùng tạo đỉnh cao hơn trước khi sụp đổ hoàn toàn. Ở đây vùng hỗ trợ đã làm tốt nhiệm vụ nên giá không xuyên thủng. Thị trường luôn có xác suất nên tôi dùng từ “thường” chứ không phải là “chắc chắn”.

Kết luận: Xét về dạng sóng, tôi cho rằng dạng RBD và DBR là 2 dạng mạnh cho sự đảo chiều sắp tới. Và dạng RBR và DBD là các dạng yếu hơn vì các vùng cung cầu được tạo ra có khả năng xuyên thủng cao hơn. Nói một cách đơn giản hơn, RBD-DBR: đảo chiều, RBR – DBD: tiếp tục. Ở đây chúng ta có lưu ý, khi xuất hiện 2 đáy bằng nhau thì sự tiếp tục là không tốt, khả năng xuyên thủng cao, vì vậy RBD-DBR là dạng mạnh nhất.

2. Phân loại theo mẫu hình

Xét về mẫu hình ta sẽ có 2 dạng:

2.1. Demand L-LL: Mẫu hình đảo chiều cho phe mua

Khác với các supply demand còn lại mang ý nghĩa kháng cự hỗ trợ mạnh, Demand L-LL sẽ là 1 mẫu hình đảo chiều của cả xu hướng. Nhìn có vẻ giống với mô hình Vai-Đầu-Vai, nhưng không phải đâu nhé, các bạn đừng nhầm lẫn.

Xét theo những bạn hay sử dụng indicator thì từ L-LL sẽ là phân kỳ đảo chiều để các bạn dễ hình dung, và chơi theo phân kỳ muốn tìm điểm vào (entry) thích hợp.

Nên nhớ mẫu hình HHLL này xuất hiện ở mọi nơi mọi con sóng, giá muốn di chuyển thì chúng sẽ xuất hiện, chỉ là khung thời gian lớn hơn hay nhỏ hơn mà thôi.

Tại sao nó là mẫu đảo chiều? Theo lý thuyết Dow, khi giá tạo đỉnh cao hơn thì sẽ tiếp tục tạo đỉnh cao hơn nữa. Còn xét theo channel hoặc trendline chúng ta sẽ có hình như sau:

2.2. Supply H-HH: Mẫu hình đảo chiều cho phe bán

Mẫu Supply H-HH này sẽ ngược lại với mẫu Demand L-LL, tuy nhiên về ý nghĩa thì tương tự. Từ H-HH sẽ là khoảng giá người bán gom hàng hoặc người mua FOMO đã mua vào đơn của người bán trước khi đẩy giá thấp hơn. Dĩ nhiên đây cũng không phải mẫu Vai-Đầu-Vai, xin đừng nhầm lẫn!

Xét theo indicator thì đây cũng là một dạng phân kỳ của sóng khi tạo đỉnh cao hơn nhưng lại tạo ra đáy thấp hơn, cho tín hiệu một sự đảo chiều xu hướng.

Tại sao nó là mẫu đảo chiều? Theo lý thuyết Dow, khi giá tạo đáy thấp hơn thì sẽ tiếp tục tạo đáy thấp hơn nữa. Còn xét theo channel hoặc trendline chúng ta sẽ có hình như sau:

3. Phân loại theo mẫu nến

Xét về mẫu nến chúng ta sẽ có 7 loại khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng một ý nghĩa, nếu không hiểu ý nghĩa nó các bạn hay quay lại phần 1 để đọc hiểu rõ về nó nhé. Đây là phiên bản thu nhỏ của phần 1. Ở phần 1 là dạng sóng và cụm nến, ở đây nó là những mẫu nến.

3.1. Nến có thân nhỏ

Nến có thân bé. Dạng này sẽ thường là một dạng supply demand ở đỉnh hoặc đáy của một con sóng.

3.2. Nến có thân lớn

Nến có thân lớn. Dạng này sẽ xét râu nến vì nó thường là 1 cặp nến đối xứng nhau tăng – giảm, giảm – tăng mạnh, ngay lập tức tạo thành 2 râu nến tương đối.

3.3. Cụm nhiều nến

Cụm nhiều nến. Dạng này là một chuỗi nến tạo thành vùng nền tảng, nếu xem khung nhỏ hơn nó sẽ là vùng giằng co – vùng sideway. Phân phối đơn hàng ở đây.

3.4. Nến Doji hoặc Pinbar

Nến Doji hoặc Pinbar. Khá giống với small body tuy nhiên Doji và Pinbar luôn là mẫu tốt đảo chiều, nên nó sẽ là vùng khá mạnh. Tương tự xác định demand, lấy thân nến đến râu nến thấp nhất, xác định supply lấy thân nến đến râu nến cao nhất.

3.5. Một hoặc nhiều nến RBR

Nến đơn hoặc cụm nến RBR. Nó là mẫu nến single candlestick và mutiple candlesticks tuy nhiên mẫu này sẽ xuất hiện ở sóng tăng tiếp tục vì nó là 1 dạng Rally – Base- Rally.

Nến RBR đơn
Cụm nến RBR tạo thành vùng Base

3.6. Một hoặc nhiều nến DBD

Nến đơn hoặc cụm nến DBD. Ngược lại với mẫu số 5 đây là mẫu xuất hiện cho xu hướng giảm Drop -Base- Drop.

3.7. Vùng đỉnh trước tới đỉnh cao nhất (hoặc đáy trước tới đáy thấp nhất)

Mẫu này chính là HHLL nhưng với góc nhìn khung hiện tại, với khung nhỏ hơn nó sẽ cấu thành mẫu HHLL ở phần 2 mình có nhắc tới. Vì chúng ta ít thay đổi khung thời gian xem nên nó được phân chia ra nhiều loại thu nhỏ và phóng to. Phóng to hiểu bản chất, thu nhỏ để xác định từ đó không bỏ lỡ những vùng mua vùng bán tuyệt vời mà cung cầu mang lại.

4. Phần mở rộng vùng mạnh nhất

Ngoài ra chúng ta còn có 2 thuật ngữ, đó là:

4.1. Decision Point

Đây là một dạng supply demand theo sóng RBD và DBR nhưng khó nhìn ra vì khung thời gian hiện tại đang che lấp nó, chỉ khung nhỏ hơn mới hiển thị. Nó cũng là 1 dạng freshzone nhưng khó nhìn ra hơn.

Fresh zone: Demand trong demand được gọi là fresh zone, hoặc Supply trong supply cũng là fresh zone.

Mẫu này thường xuất hiện trong mẫu hình HHLL. Hay nói cách khác thì 7 loại nến xuất hiện trong mẫu HHLL zone thì là fresh zone.

Kết luận: Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Đi kiếm mẫu HHLL nếu là mẫu H-HH supply ta sẽ tìm sell, nếu là mẫu L-LL demand tìm buy. Sau đó xác định các Supply Demand RBR DBD để chốt lợi nhuận một cách tốt nhất.

Ngoài ra với mẫu HHLL chúng ta phải tìm cả những fresh zone, Decision Point zone dành cho những tay súng thích bắn tỉa, một phát trúng ngay. Vùng rất tốt đặt lệnh entry. Vì đã là zone – một vùng, nên nó rất lớn và bao hàm, không những ở mặt kiến thức mà còn ở mặt kinh nghiệm thực chiến.

“Tri khả dĩ chiến dữ bất khả chiến giả thắng.

Binh Pháp Tôn Tử

Tướng lĩnh mà biết được khả năng khi nào có thể đánh được, khi nào không đánh được thì ắt có thể chiến thắng.

Theo TNDT, VonHoa

5 thoughts on “Ý nghĩa và cách xác định vùng Cung – Cầu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *