Kế hoạch giao dịch – cái nhìn toàn cảnh

Đây là một bài viết khá dài. Bạn hãy kiên nhẫn đọc hết nhé. Bởi vì một kế hoạch giao dịch thành công không thể thiếu hai từ “kiên nhẫn”!

Kế hoạch giao dịch là gì?

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần đầu tư thời gian để tích luỹ kinh nghiệm. Giao dịch cũng vậy. Những gì người khác nói chỉ để kham khảo, quan trọng là bạn phải tự trải nghiệm và đúc kết ra những thứ thuộc về riêng mình. Nói cách khác: Không làm theo lời khuyên, kinh nghiệm của người khác một cách mù quáng! Người khác theo phương pháp A tốt, không có nghĩa là bạn làm cũng tốt như họ!

Trong cuộc sống, hoàn cảnh và tình huống của mối cá nhân khác nhau, quan điểm khác nhau, quá trình suy nghĩ, mức độ chịu rủi ro, và kinh nghiệm thị trường cũng khác. Vì vậy, kế hoạch giao dịch riêng phù hợp với chính bản thân mình là điều vô cùng cần thiết.

Phát triển một kế hoạch giao dịch và gắn bó với nó là hai thành phần chính của kỷ luật giao dịch. Nhưng chỉ giữ kỷ luật không thôi chưa đủ. Phải là kỷ luật thép! Để trở thành một trader thành công, bạn phải nỗ lực và kỷ luật gấp nhiều lần số đông còn lại!

Kỷ luật thép là đặc tính quan trọng nhất của những trader thành công. Kế hoạch giao dịch là thứ vạch ra những việc bắt buộc phải làm để giao dịch, lý do, thời gian, và cách thức thực hiện. Nó bao gồm cá tính của trader, kỳ vọng cá nhân, quy tắc quản lý rủi ro, và hệ thống giao dịch của họ. Một kế hoạch giao dịch tốt sẽ giúp giảm thiểu tối đa thua lỗ.

Cảm xúc của trader có thể hủy diệt họ trong khi tiền đang ở ngay trước mặt, khiến họ đưa ra những quyết định thiếu hợp lý. Chắc chắn bạn không muốn điều đó xảy ra với mình. Cách tốt nhất để giảm thiểu việc đó xảy ra là có một kế hoạch cho mỗi hành động khi có ý định giao dịch. Với kế hoạch giao dịch được vạch sẵn, nếu trong một vài trường hợp bạn không giữ được cái đầu lạnh thì chỉ đơn giản là làm theo kế hoạch.

Sự khác biệt giữa kế hoạch giao dịch và hệ thống giao dịch?

Trước khi chúng ta tiếp tục, phân biệt sự khác biệt giữa một kế hoạch giao dịch và một hệ thống giao dịch là việc cần phải làm.

Một hệ thống giao dịch mô tả cách bạn sẽ vào và thoát ra khỏi một giao dịch. Một hệ thống giao dịch là một phần của kế hoạch giao dịch, nhưng chỉ là một trong một số bộ phận quan trọng, ví dụ, phân tích, thực hiện, quản lý rủi ro… Vì thị trường luôn luôn thay đổi, một nhà giao dịch tốt thường sẽ có hai hay nhiều hệ thống giao dịch trong kế hoạch giao dịch của mình.

Tầm quan trọng của kế hoạch giao dịch

Một kế hoạch giao dịch sẽ làm cho giao dịch đơn giản hơn và tất nhiên tốt hơn nhiều việc bạn không có kế hoạch gì cả. Ví dụ cho dễ hiểu, giả sử bạn sử dụng Google Map với GPS để tìm đường. Bạn nhập vào nơi bạn muốn đi. Sau đó, ứng dụng định vị vị trí hiện tại của bạn và chỉ ra con đường để đến được nơi bạn muốn đi. Bạn có thể liên tục kiểm tra trên ứng dụng để đảm bảo đi đúng hướng. Khi bạn thực hiện một chỗ rẽ sai, chị Google sẽ biết để điều chỉnh, và hướng dẫn để bạn đi đúng hướng trở lại. Một kế hoạch giao dịch chính là Google Map cho giao dịch của bạn. Nó sẽ hiển thị cho bạn nơi mà bạn đang đứng và giúp bạn đi đến đích: đạt được lợi nhuận phù hợp.

Đi du lịch mà không có GPS là một ý tưởng tồi. Bạn sẽ rất mông lung không biết làm như nào để đến đích. Giao dịch mà không có một kế hoạch giao dịch cũng như lái xe mà không có GPS. Đích đến là đạt được lợi nhuận ổn định, nhưng bạn lại ko biết đi như nào, có đúng hướng không, và nhiều khả năng bạn sẽ kết thúc với tài khoản bốc khói.

Kế hoạch giao dịch giống như đi xe có GPS – Ảnh: Internet

Với một kế hoạch hợp lý, bạn sẽ biết mình đang đứng đâu, có đi đúng hướng không. Bạn sẽ có căn cứ để đo hiệu suất giao dịch. Và cũng giống như GPS, bạn có thể theo dõi liên tục hiệu suất này. Điều này cho phép bạn giao dịch mà ít bị cảm xúc ảnh hưởng và ít căng thẳng hơn.

Nếu không có một kế hoạch giao dịch, thì việc đến được đích gần như không thể. Hay là, bạn muốn kinh doanh kiểu “cao bồi”, chụp súng từ hông hay phán đoán dựa vào cảm giác. Đó không phải là kinh doanh – đó là cờ bạc! Sử dụng GPS để đạt được cả hai mục tiêu là tìm ra các tuyến đường đúng để thực hiện và để đánh giá những tiến bộ của bạn, kế hoạch giao dịch của bạn sẽ định nghĩa bạn có đựợc lợi nhuận ổn định thế nào và cho bạn biết bạn có đang đi đúng hướng không.

Quan trọng nhất, nếu bạn bị kẹt lệnh (và bạn chắc chắn sẽ bị khi mới giao dịch), thì do 1 trong 2 lý do sau: có vấn đề trong kế hoạch giao dịch của bạn hoặc bạn không gắn bó với kế hoạch giao dịch của chính mình.

Nếu bạn đang giao dịch mà không có kế hoạch, không thể biết những gì đang làm là đúng hay sai, thì bạn không có cách nào để đánh giá kết quả, vì vậy bạn sẽ không bao giờ biết cách để thoát khỏi những lần mắc kẹt.

Cần nhớ “Thất bại trong việc chuẩn bị kế hoạch tức là chuẩn bị kế hoạch để thất bại”. Rõ ràng, có một kế hoạch giao dịch chưa chắc sẽ thành công, nhưng không có kế hoạch thì gần như bạn đã nắm chắc thất bại trong tay rồi.

SỐNG SÓT tốt hơn so với thất bại và nó nên là mục tiêu đầu tiên của bạn khi mới giao dịch. Hãy nhớ rằng, 90% người giao dịch mới không làm được điều này.

Chắc chắn là bạn muốn là một phần của 10% còn lại chứ! Có lẽ bạn đang nghĩ, “Tào lao! Kế hoạch giao dịch, kế hoạch giao dịch. Tôi có thể là một phần của 10% mà không cần “kế hoạch giao dịch!”. Tốt thôi! Nhưng nếu bạn không phát triển kế hoạch kinh doanh rõ ràng và giữ kỷ luật đủ để làm theo kế hoạch một cách nhất
quán, bạn sẽ có nhiều khó khăn trong việc kiếm tiền phù hợp như một trader thực thụ.

Vì sao giữ kỷ luật giao dịch sẽ giúp lợi nhuận ổn định?

Có gì sai lệch so với kế hoạch giao dịch của bạn nếu bạn kiếm lợi nhuận một cách tùy tiện? Thực hiện một lệnh giao dịch thành công, ngay cả khi bạn ném kế hoạch giao dịch của bạn ra ngoài cửa sổ, có thể đem tới niềm vui ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới kỷ luật của bạn và chắc chắn sẽ để lại hậu quả!

Giao dịch là một cuộc chạy đường dài chứ không phải chạy nước rút. Khi bạn ngừng tuân thủ kế hoạch giao dịch, bạn trở nên tự mãn và có thể bắt đầu tin vào việc từ bỏ kế hoạch giao dịch cũng không vấn đề gì. Một giao dịch thành công có thể là phần thưởng làm tăng niềm tin để từ bỏ kế hoạch giao dịch của bạn trong tương lai. Bạn có thể nghĩ rằng “tôi đã thành công một lần, có lẽ tôi sẽ thành công tiếp”. Nhưng trái ngọt của giao dịch vô kỷ luật thường ngắn ngủi, và thiếu kỷ luật cuối cùng sẽ tạo ra thua lỗ giao dịch dài hạn.

Kỷ luật là chìa khoá của lợi nhuận ổn định – Ảnh: Internet

Điều quan trọng là phải phân biệt chiến thắng hợp lý và những chiến thắng phi lý. Một chiến thắng hợp lý là chiến thắng mà bạn đạt được khi bạn xây dựng một kế hoạch giao dịch rất chi tiết và ĐI THEO kế hoạch đó. Chiến thắng là kết quả sau cùng của một kế hoạch giao dịch hợp lý và giữ vững kỷ luật. Một chiến thắng phi lý xảy ra khi bạn tạo ra một kế hoạch nhưng không làm theo nó, hoặc bạn giao dịch mà không có kế hoạch nào cả.

Bạn cũng có thể tung đồng xu để bắt đầu một giao dịch. Chiến thắng này là vô lý và có thể đẩy bạn tới giao dịch vô kỷ luật. Duy trì kỷ luật là rất quan trọng để giao dịch phù hợp và có lợi nhuận. Bạn giao dịch theo chiến lựợc forex đã được kiểm chứng, lần này qua lần khác, các chiến lược hoạt động đủ để tạo ra mức lợi nhuận tổng thể. Nó giống như việc Lý Tiểu Long thực hiện hàng nghìn lần một cú đấm vậy.

Tính nhất quán là rất quan trọng! Trader cần phải giao dịch nhất quán, cho mỗi một kế hoạch giao dịch cụ thể trên mỗi lệnh.

Từ giao dịch kỷ luật đến lợi nhuận. Đừng để chiến thắng phi lý cản trở khả năng duy trì kỷ luật của bạn. Thực hiện theo kế hoạch giao dịch của riêng bạn, và đổ bê-tông trong suy nghĩ rằng nếu bạn làm theo kế hoạch, bạn sẽ đạt được lợi nhuận nhiều hơn trong thời gian dài.

Kiểu giao dịch nào phù hợp với cá tính của bạn?

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một kế hoạch giao dịch là có cái nhìn thực tế toàn diện về chính mình. Nền tảng của kế hoạch giao dịch nên bắt đầu với việc tự nhìn nhận bản thân bởi vì bạn sẽ là người duy nhất sử dụng nó. Việc tự nhìn nhận này sẽ tiết lộ cách giao dịch của bạn. Chiến lược, hệ thống và phương pháp không phù hợp với cá tính của bạn sẽ làm giảm cơ hội thành công khi giao dịch.

Trong khi hầu hết các trader muốn ngay lập tức tạo ra hoặc tìm kiếm các hệ thống giao dịch và chiến lược (chén thánh nào đó) nhưng họ sẽ không biết những gì phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của họ. Trước khi nhấn vào nút Mua hoặc Bán trên sàn giao dịch, có một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình để xây dựng kế hoạch giao dịch tốt. Bạn nên viết ra những câu hỏi và tự trả lời. Viết ra câu trả lời của bạn sẽ giúp nhắc nhở bạn về những gì bạn đang làm và giúp việc tuân thủ kế hoạch tốt hơn.

Động lực nào khiến bạn trở thành một trader?

Là để trở nên giàu có? Là cảm giác kích thích hồi hộp khi giao dịch? Có phải vì bạn muốn làm một điều gì đó đầy thử thách và thú vị? Có phải vì crush mà bạn thích đang giao dịch ngoại hối và bạn muốn gây ấn tựợng với người ta?

Điều quan trọng là phải biết động lực thực sự thúc đẩy bạn. Giao dịch ngoại hối cần những người nghiêm túc và cẩn trọng, nếu không, bạn sẽ nhanh chóng bị thị trường loại bỏ.

Tìm kiếm cảm giác mạnh và tìm kiếm lợi nhuận phù hợp không đi cùng nhau. Bạn có thể nói “Tôi đặt cược cả sổ đỏ của mình”, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ không mỉm cười lâu đâu khi tài khoản của bạn bị cháy khét. Muốn cảm giác mạnh hãy đến một sòng bạc, nhảy ra khỏi máy bay hoặc vác xe phân khối lớn ra đường đua!

Mục tiêu giao dịch của bạn là gì?

Rất đơn giản, mục tiêu giao dịch là kiếm được bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu % tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, bạn có thể chọn mục tiêu là kiếm 50 000 USD mỗi tháng, hoặc đạt đựợc mức lợi nhuận 333% mỗi tuần. Hoặc có thể chọn cách khác. Kiểu như, “Tôi giao dịch forex để mua G63 và dẫn bạn gái đi đánh golf mỗi ngày.”

Nói vui vậy thôi! Dù bạn quyết định thế nào, chỉ cần chắc chắn rằng nó cụ thể và đo lường được. Thiết lập mục tiêu giao dịch mà sẽ giúp bạn phát triển như một nhà giao dịch thực thụ. Đừng mơ hồ kiểu như “Tôi muốn giàu”. Hãy cụ thể hoá bằng con số.

  • “Tôi muốn kiếm được 1% mỗi tuần.”
  • “Tôi muốn gia tăng 50% tài sản trong năm.”
  • “Tôi muốn tăng gấp đôi tài khoản của tôi trong 6 tháng.”
  • “Tôi không muốn mắc lỗi giao dịch nào trong ngày.”

Bằng cách biến mục tiêu trở nên cụ thể và đo lường được, bạn không chỉ biết được mình muốn gì, mà còn có thể theo dõi sự tiến bộ của bản thân theo thời gian.

Bạn có nguồn vốn rủi ro riêng không? Bạn có thể chấp nhận thua lỗ bao nhiêu?

Bạn cần phải biết rõ khả năng tài chính của bản thân có đủ điều kiện để giao dịch không. Giao dịch ngoại hối chỉ nên thực hiện với nguồn vốn dành riêng cho rủi ro.

Vốn chịu rủi ro – Ảnh: Internet

Vốn chịu rủi ro là số tiền mà bạn có thể bị mất và sẵn sàng để bị mất. Đây là loại tiền mà nếu bạn bị mất nó, bạn sẽ không bị mất nhà, G63, bạn đời, hay ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Đừng mạo hiểm những thứ mà bạn không thể mất!

Thử nghĩ xem, nếu bạn đang giao dịch với số tiền dùng để trả các hóa đơn, nó sẽ có tác động tiêu cực rất lớn vào khả năng ra quyết định giao dịch khách quan. Hãy tưởng tượng khi bạn giao dịch mà trong đầu bạn nghĩ là nếu giao dịch thất bại thì hôm nay sẽ phải nhịn ăn, không có tiền trả hóa đơn. Bạn không muốn kết thúc với sự đói khổ, vô gia cư, và phá sản chứ?

Đừng bắt đầu giao dịch ngoại hối với tiền thật cho đến khi bạn đã tích lũy đủ vốn mạo hiểm. Cho đến lúc đó… HÃY CỨ GIAO DỊCH BẰNG TÀI KHOẢN DEMO CHO ĐẾN KHI BẠN THỰC SỰ HIỂU MÌNH ĐANG LÀM GÌ! Bạn cần phải học về quản lý rủi ro và làm thế nào để quản lý vốn mạo hiểm của bạn.

Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho giao dịch?

Bạn cần phải nghiêm túc xem xét việc giao dịch sẽ ảnh hưởng đến lối sống hiện tại của bạn ra sao. Bao nhiêu thời gian mỗi ngày / tuần / tháng (tùy theo cái nào thích hợp nhất), bạn có thể dành cho các yêu cầu khác nhau khi giao dịch ngoại hối và quản lý một hệ thống giao dịch?

Thời gian bạn bỏ ra được sẽ xác định phong cách giao dịch của bạn. Nếu bạn thực hiện những giao dịch càng ngắn thì thời gian bạn ngồi xem biểu đồ phải càng nhiều. Nếu bạn là một người giao dịch trong ngày (day trader), vì bạn vào lệnh chốt lệnh trong suốt cả ngày, bạn cần phải dán mắt vào màn hình toàn bộ thời gian.

Nếu bạn thực hiện những giao dịch càng dài thì thời gian bạn ngồi xem biểu đồ sẽ càng ít. Khi bạn nói bạn có thể giao dịch 8 giờ một ngày, nghĩa là 8 giờ đó bạn nhìn chằm chằm vào biểu đồ và phân tích phiên bản dữ liệu kinh tế? Hay 8 giờ nhìn chằm chằm vào phân tích phát hành dữ liệu kinh tế trong khi đang nấu bữa ăn sáng của bạn, tung hứng dao, chơi với con bạn, xem mấy em nhảy nót trên tiktok, rình rập ai đó trên Facebook?

Nếu bạn là một trader ngắn hạn hay lướt sóng, thì những phiền nhiễu quanh bạn có thể khiến bạn bỏ lỡ một giao dịch tốt.

Bạn cũng cần phải dành thời gian để phát triển và tinh chỉnh hệ thống giao dịch của bản thân. Hệ thống giao dịch của bạn sẽ yêu cầu bạn nhìn chằm chằm vào biểu đồ tìm kiếm cơ hội có thể có. Một khi bạn đang ở trong một giao dịch bạn cần phải kiểm soát nó. Sau khi kết thúc giao dịch, bạn cần thời gian để xem xét lại giao dịch của bạn và tìm cách để cải thiện. Và sau đó bạn cần thời gian để viết tất cả mọi thứ bạn cảm thấy và đã làm trong bí kíp kinh doanh của riêng bạn.

Bao nhiêu thời gian bạn cần dể thực hiện tất cả điều này sẽ phụ thuộc vào hệ thống giao dịch của bạn. Đương nhiên, hệ thống giao dịch ngoại hối của bạn cần tính đến yếu tố bao nhiêu thời gian bạn có thể có bỏ ra để giao dịch. Bao nhiêu không quan trọng, miễn là đảm bảo bạn cam kết luôn thực hiện nó.

Kiểu lợi nhuân nào bạn mong muốn đạt được với giao dịch forex?

Tất nhiên, hầu như những người quan tâm đến forex đều có tham vọng rất lớn. Vì kinh doanh kiếm được nhiều tiền cũng có nghĩa là kinh doanh liên quan đến
rủi ro cao. Không có gì phải nghi ngờ rằng tất cả các giao dịch tiền tệ dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận.

Các câu hỏi mà bạn nên tự hỏi mình trước là: Bạn mong muốn đạt được kiểu lợi nhuận nào? Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định loại phong cách giao dịch của bạn, các cặp tiền tệ giao dịch và thời gian bạn sẽ giao dịch, và quan trọng nhất, các rủi ro liên quan trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

Hãy xem xét một ví dụ để giúp giải thích điều này rõ hơn. Có hai ngời giao dịch, Bruce và Mike. Bruce đang tìm cách để đạt 15% một năm trong khi Mike là một chút tham vọng hơn – anh ta muốn tăng gấp đôi tài khoản của mình và đạt 100% lợi nhuận. Như bạn có thể tưởng tượng, một người giao dịch như Mike, người đang tìm kiếm để tăng gấp đôi tài khoản của mình. Rất có khả năng rằng Mike sẽ phải giao dịch nhiều hơn Bruce và rủi ro hơn so với Bruce. Anh ta sẽ phải rủi ro nhiều hơn, thiệt hại tiềm năng hơn nếu anh muốn đạt được mục tiêu của mình 100% lợi nhuận.

Nhà giao dịch cũng sẽ phải xem xét đến drawdown (mức tụt giảm của tài khoản). Drawdown được tính bằng khoảng cách từ giá trị cao nhất tài khoản của bạn đến điểm thấp nhất tiếp theo. Mỗi nhà giao dịch cần quyết định mức drawdown tối đa để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Có một số trader ít chấp nhận rủi ro và chỉ muốn mức drawdown thấp. Điều này cũng đi đôi với việc hạn chế lợi nhuận. Lại có người chấp nhận mức rủi ro cao hơn và có thể sẽ đạt mức lợi nhuận tốt hơn. Cũng cần xác định xem bạn có thể bỏ nhiều thời gian cho việc giao dịch không. Nếu có ít thời gian, bạn rất khó học thêm về kỹ thuật phân tích thị trường, xem xét lại các lệnh đã giao dịch, từ đó sẽ khó để đạt được mục tiêu.

Nếu không có thời gian, bạn có thể điều chỉnh lại kỳ vọng lợi nhuận cho phù hợp. Cuối cùng, hãy nhớ rằng thành công phụ thuộc vào chính BẠN. Bạn có đủ kỷ luật để từ từ điều chỉnh kỹ năng bản thân và học hỏi kinh nghiệm để thành công trong giao dịch không? Nếu bạn không làm được, đừng mong có một mức lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

Thói quen trước khi giao dịch hàng ngày

Những hoạt động bạn sẽ làm gì trước khi bạn bắt đầu giao dịch? Chúng ta không nói tới việc tắm rửa và đánh răng (mặc dù bạn nên đi tắm và đánh răng
nếu bạn không muốn bốc mùi). Thói quen thường ngày của bạn nên là:

  • Xem xét những lệnh đang mở và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết
  • Rà soát các giao dịch của ngày hôm qua
  • Tự nhủ bản thân “bám theo tốc độ” thị trường
  • Xác định các tin tức sắp tới có thể gây ra biến động
  • Sẵn sàng giao dịch khi phiên giao dịch tiếp theo sẽ mở ra

Hãy xem lại những tin tức thị trường tổng thể. Điều này có thể được thực hiện trực tuyến thông qua các trang web như Bloomberg, truyền hình, hoặc kênh telegram của VonHoa. Xác định tâm lý thị trường tổng thể trong ngày, xem xét giao dịch ngày hôm qua và các phiên giao dịch trước đó đã hoàn thành ra sao, và có thể xác định các vùng quan trọng như hỗ trợ và kháng cự.

Thói quen trước khi giao dịch của bạn sẽ rất quan trọng cho sự thành công của bạn. Nó sẽ giúp bạn có kế hoạch trong ngày để bạn không mất nhiều thời gian làm xáo trộn thị trường cố gắng tìm ra những gì tin hoặc dữ liệu sẽ được sắp ra, và phải làm gì nếu thị trường làm điều gì đó bạn không mong đợi.

Bạn muốn bắt đầu giao dịch ngoại hối thì bạn nên giữ bình tĩnh, thoải mái, và chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì thị trường có thể ném vào mặt bạn. Hãy cập nhật phân tích kỹ thuật lẫn phân tích tin tức.

Những thiết bị/công cụ sử dụng để giao dịch

Bạn sẽ dùng những thiết bị/công cụ gì để giao dịch? Hãy viết ra các phần cứng, phần mềm, dữ liệu mà bạn sẽ dùng để giao dịch! Và đừng quên sao lưu! Hãy đảm bảo bạn có kế hoạch dự phòng cho tất cả mọi thứ trong trường hợp các thiết bị chính của bạn trục trặc và bạn đang có lệnh trên thị trường. Điều gì xảy ra nếu máy tính bị treo và không khởi động trở lại? Hay mất kết nối internet? Hoặc điện của bạn bị cúp? Câu trả lời là phải có dự phòng! Có sẵn laptop và USB 4G để backup là một phương án tối ưu!

Chọn lựa nhà môi giới/nền tảng giao dịch nào?

Bạn sẽ thực hiện giao dịch của bạn ở đâu? Mặc dù với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ và kỹ thuật ngày nay, việc thực hiện giao dịch không còn khó khăn (kiểu như phải gọi điện lên ngân hàng và yêu cầu mua cặp này, bán cắp kia nữa), nhưng lựa chọn nền tảng trực tuyến nào cũng khá là đau đầu! Hãy nghiên cứu chi tiết kĩ lưỡng hợp đồng của nhà môi giới mà bạn lựa chọn để nộp tiền và rút tiền (nếu may mắn có lợi nhuận, phải không?)

Nói chung, hãy thận trọng và kỹ lượng khi lựa chọn một forex broker tốt để giao dịch.

Tuân thủ kế hoạch giao dịch của bạn

Một kế hoạch giao dịch ngoại hối chỉ có hiệu quả nếu nó được tuân thủ. Đơn giản, bạn chỉ việc làm theo nó. Nghe có vẻ đơn giản! Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Đâu là lý do?

Do bạn không phù hợp với kế hoạch đó. Mỗi người nên có một kế hoạch giao dịch riêng cho bản thân mình, một kế hoạch phù hợp với mục tiêu của riêng bạn, mức chịu rủi ro, và lối sống cá nhân. Bạn phải phát triển từng thành phần trên cơ sở cá nhân, và nó phải được điều chỉnh theo bạn và nhu cầu của chính BẠN.

Kế hoạch giao dịch của bạn phải được thực hiện dựa trên THỰC TẾ, không phải trên kỳ vọng. Nếu bạn chỉ cố gắng sao chép kế hoạch giao dịch của người khác, hoặc kế hoạch của bạn đựợc dựa trên những giả định sai lầm, sẽ rất khó để tương thích và hoà hợp với kế hoạch.

Giải pháp: Hãy trung thực với chính mình. Sau đó, điều chỉnh kế hoạch của bạn. Kế hoạch giao dịch được vạch ra cho một quá trình dài hạn. Nhiều nhà giao dịch từ bỏ kế hoạch giao dịch sau khi chịu lỗ nhiều, hơn là gắn bó với kế hoạch rồi dựa vào nó để vượt qua khó khăn. Hãy kiên nhẫn!

Không có kỷ luật: Giao dịch theo kế hoạch đòi hỏi gắn bó lâu dài và kiên nhẫn. Để làm được điều đó cần có kỷ luật. Bạn cần phải đặt ra kỷ luật và tuân thủ kỷ luật!

Giải pháp: Duy trì kỷ luật!

Hành vi tự hủy hoại: Một số trader đã hiểu được rằng các vấn đề tâm lý sẽ hủy hoại giao dịch của họ. Đầu tiên để giải quyết vấn đề, bạn phải biết được, phải nhận thức được bạn đang mắc phải nó đã. Bạn không thể tìm ra một giải pháp nếu bạn không biết gốc rễ của vấn đề.

Giải pháp: Hãy tự nhìn lại. Suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Tổng kết: Xây dựng 1 kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh

Sự khác biệt giữa việc kiếm tiền và mất tiền có thể đơn giản giống như giao dịch có kế hoạch và không có kế hoạch. Một kế hoạch giao dịch là cách tiếp cận có tổ chức để thực hiện một hệ thống giao dịch mà bạn đã phát triển dựa trên những phân tích thị trường và viễn cảnh của bạn, đồng thời có tính toán đến quản lý rủi ro cũng như tâm lý cá nhân. Dù bạn có làm ra một kế hoạch hoàn hảo mà không tuân thủ nó thì cũng không có ý nghĩa.

Những nhà giao dịch làm theo kế hoạch một cách có kỷ luật là những người sống sót trên thị trường từ năm năm này qua năm khác. Họ cũng có thể từng chịu nhiều thua lỗ nhưng cuối cùng vẫn có lợi nhuận tổng thể bởi vì họ tuân theo kế hoạch một cách kỷ luật.

Chúng ta hãy cùng điểm lại những ý chính về việc xây dựng kế hoạch giao dịch?

  • Giao dịch sẽ trở nên đơn giản với một kế hoạch
  • Giảm căng thẳng có nghĩa là sức khỏe tốt hơn
  • Khả năng đánh giá hiệu suất của bạn, xác định các vấn đề, và khắc phục
  • Một kế hoạch giao dịch giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề tâm lý
  • Một kế hoạch giao dịch được tôn trọng sẽ giúp giảm thiểu giao dịch thua lỗ
  • Một kế hoạch giao dịch sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi bất hợp lý trong lúc nóng giận
  • Một kế hoạch giao dịch cho phép bạn kiểm soát, điều duy nhất bạn có thể kiểm soát… là chính mình!
  • Một kế hoạch giao dịch sẽ giúp bạn thấm nhuần việc áp dụng kỷ luật vào giao dịch. Không kỷ luật chính là đánh bạc
  • Một kế hoạch sẽ cho phép bạn để giao dịch của mình ở vùng an toàn hơn. Đã bao nhiêu lần bạn phải cắt lỗ?. Một kế hoạch, thực hiện với kỷ luật, sẽ giúp cho vùng giao dịch an toàn hơn
  • Kế hoạch là GPS của bạn, sẽ dẫn lối cho bạn tới nơi bạn muốn: có được lợi nhuận phù hợp

Khi mọi thứ thay đổi, kế hoạch giao dịch phải thay đổi theo. Đánh giá kế hoạch giao dịch và quy trình của bạn theo định kỳ, đặc biệt là khi bạn có thay đổi trong tình hình tài chính hay cuộc sống của bạn. Ngoài ra, các nghiên cứu của bạn dẫn đến những thay đổi trong hệ thống giao dịch của bạn hoặc các phương pháp, hãy chắc chắn để phản ánh những điều chỉnh trong kế hoạch giao dịch ngoại hối của bạn.

“Thích nghi và tồn tại!”

Hãy nhớ rằng, mục đích chính của kế hoạch giao dịch là để nhắc cho bạn về nhiệm vụ, và để hoạt động một cách hiệu quả và đưa ra quyết định vào lệnh tốt. Tuy nhiên, nó chỉ tốt khi bạn thực hiện nó, và hoàn toàn vô dụng nếu nó không được áp dụng vào thực tế.

Có một kỷ luật thép là đặc tính quan trọng nhất của những nhà giao dịch thành công. Một kế hoạch giao dịch vạch ra những nghĩa vụ phải được thực hiện, tại sao, khi nào và như thế nào. Nó bao gồm cá tính của nhà giao dịch, kỳ vọng cá nhân, quy tắc quản lý rủi ro, và hệ thống giao dịch của họ. Và khi có một kế hoạch giao dịch rõ ràng, trader sẽ ít mắc lỗi hơn, từ đó giảm thiểu thua lỗ, thiệt hại hơn.

3 thoughts on “Kế hoạch giao dịch – cái nhìn toàn cảnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *