Phương pháp giao dịch HOLO

1. Nội dung

HOLO là viết tắt của Highest Open – Lowest Open, một chiến thuật scalping rất hay.

  • Vẽ một đường tại mức giá mở cửa cao nhất (Highest Open, sau đây gọi tắt là HO) và mức giá mở cửa thấp nhất (Lowest Open, sau đây gọi tắt là LO) trên đồ thị khung H1 cho ngày hiện tại.
  •  Bán tại HO của khung H1 sau khi giá vượt lên trên nó và quay xuống trở lại. Mua tại LO của khung H1 sau khi giá vượt xuống dưới nó và quay lên trở lại.

Cắt lỗ tại giá đỉnh hoặc giá đáy của khung ngày. Điều chỉnh position size sao cho phù hợp.

  • Chốt lời bằng trailing stop.
  • Khi lãi 5 pip hoặc nhiều hơn, dời stop (điểm chốt lệnh) tới BE+1 (cách điểm hòa vốn 1 pip).
  • Khi lãi 10 pip hoặc nhiều hơn, dời stop tới BE+5 (cách điểm hòa vốn 5 pip), hoặc chuyển sang trailing stop.
  • Có một phương án tự chọn đó là chốt một phần số lệnh để nắm lợi nhuận, dời stop tới BE+1 và theo dõi thị trường.

Lưu ý: Không được chờ đóng nến mới vào lệnh.

2. Diễn giải

2.1. Quy tắc 1: Vẽ một đường tại HO và LO khung H1 cho ngày hiện tại

Hỏi: Tại sao?

Đáp: Giá HO và LO khung H1 sẽ quyết định điểm vào lệnh nếu/khi xuất hiện một setup hợp lệ.

Hỏi: Mức giá nào quyết định điểm chốt lệnh?

Đáp: Giá đỉnh của hôm nay hoặc giá đáy của hôm nay

THUẬT NGỮ- KÝ HIỆU – Ý NGHĨA

  • Yesterday’s High – YH – Giá đỉnh Hôm qua
  • Yesterday’s Low – YL – Giá đáy Hôm qua
  • Today’s High – TH – Giá đỉnh Hôm nay
  • Today’s Low – TL – Giá đáy Hôm nay
  • Today’s Highest H1 Open – THO – Giá mở cửa cao nhất Hôm nay
  • Today’s Lowest H1 Open – TLO – Giá mở cửa thấp nhất Hôm nay

Hỏi: Có điều gì quan trọng về giá đỉnh và giá đáy của hôm qua?

Đáp: Một pha chạm/vượt các mức giá đó có thể báo hiệu một cú breakout.

Cảnh báo: Khi giá đi qua giá đáy/đỉnh của hôm qua, hoặc tạo giá đáy/đỉnh mới của hôm nay, đó là một cú breakout! Thận trọng khi giao dịch đảo chiều.

Hỏi: Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu sử dụng một vài chỉ báo sẵn có, như RSI, dải Bollinger hay các đường EMA sao?

Đáp: Không. Chiến lược này đơn thuần là giao dịch theo mức giá. Tức là, khi giá hiện tại có tương quan với giá TH/TL ngày hiện tại, và giá THO/TLO hiện tại. Đó là tất cả những gì bạn cần quan tâm. Hãy bỏ qua mọi thứ khác khi giao dịch theo chiến lược này. Bạn không cần phải biết hay để tâm điều gì khác, ngoài việc giá hiện tại đang ở đâu. Biểu đồ quang đãng sẽ giúp bạn suy nghĩ mạch lạc.

2.2. Quy tắc 2: Bán tại THO sau khi giá vượt lên trên nó và quay xuống trở lại.

Mua tại TLO sau khi giá vượt xuống dưới nó và quay lên trở lại.

Hỏi: Ý nghĩa của nguyên tắc này?

Đáp: Với một lệnh bán, chúng ta cần một giá mở nến khung thời gian nhỏ hơn ở giữa mức giá THO và TH. Với một lệnh mua, chúng ta cần một giá mở nến khung thời gian nhỏ hơn ở giữa mức giá TLO và TL.

Hỏi: Khung thời gian nhỏ nhất nào là tốt nhất để tìm mức giá mở nến này?

Đáp: Khi mới làm quen chiến lược này, sẽ là ý hay nếu bạn tập trung vào chart M15. Khi bạn dạn dày kinh nghiệm, hãy chuyển sang M5. Khung M1 luôn được xem là chứa nhiều rủi ro. Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng M30 nếu nó phù hợp với bạn.

Hỏi: Liệu tôi có thể vào lệnh bất cứ lúc nào sau khi giá đi vào giữa THO và TH (hoặc TLO và TH) không?

Đáp: Không. Bạn cần phải đợi đến khi có giá mở nến mới ở giữa các mức giá đó trên các khung thời gian vừa được đề cập. Còn không thì chớ giao dịch!

Mời bạn xem các biểu đồ sau:

Biểu đồ 1 thể hiện vị trí của các mức giá khác nhau trước khi đóng nến H1 này.

Biểu đồ 1

Biểu đồ 2 thể hiện các mức giá ngay sau khi mở nến H1 mới.

Biểu đồ 2

Trong biểu đồ 3, chúng ta đã chuyển xuống khung M15 để tìm setup hợp lệ. Bạn có thể chuyển xuống khung M5 nếu muốn. Ý tưởng chung vẫn được giữ nguyên cho bất kỳ khung thời gian nhỏ hơn nào.

Biểu đồ 3

Trong biểu đồ 4, chúng ta vẫn đang ở khung M15. Chúng ta đang đợi nến M15 mở cửa giữa haimức giá đang xét.

Biểu đồ này cho thấy: trong suốt giờ đầu tiên sau khi giá THO mới được xác lập ở nến A, chúng ta chưa tìm thấy setup hợp lệ nên không vào lệnh.

Biểu đồ 4

Biểu đồ 5 vẫn ở khung M15, cho thấy khi mới bước vào giờ thứ hai, chúng ta có một THO mới tại nến E. Lưu ý rằng giá TH chưa bị phá.

Nhưng một lần nữa, trong giờ thứ hai đó, chúng ta vẫn chưa tìm được setup hợp lệ trên khung M15, nên không vào lệnh trong suốt quãng giờ đó.

Sau đó chúng ta thấy quãng giờ tiếp theo xác lập một THO mới khi nến I được mở (giá TH vẫn giữ vững).

Biểu đồ 5

Chúng ta đã cùng đi qua sơ lược nội dung và diễn giải của phương pháp HOLO trong giao dịch ngoại hối. Vậy đâu là entry – điểm vào lệnh? Cách thức quản lý giao dịch ra sao? Chốt lời – cắt lỗ ở đâu? Những lưu ý đặc biệt gì để tăng xác suất thành công trong giao dịch HOLO? Hãy cùng xem trong phần 2 giao dịch với phương pháp HOLO từ Vonhoa.

2 thoughts on “Phương pháp giao dịch HOLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *