Phương pháp giao dịch HOLO – p2

Trong phần trước của Phương pháp Giao dịch HOLO, VonHoa đã giới thiệu tới các bạn nội dung và diễn giải của phương pháp này. Trong phần 2 này, chúng ta sẽ cùng xem xét tới cách thức xác định setup, điềm vào lệnh, quản lý lệnh và những lưu ý cần thiết khi giao dịch ngoại hối với phương pháp này.

3. Điểm vào lệnh

Có hai cách để vào lệnh một khi xác định được setup hợp lệ:

  • Vào lệnh market.
  • Vào lệnh sell stop (hoặc buy stop cho giao dịch mua)

3.1. Vào lệnh market

Trong giao dịch bán, bạn cần đợi đến khi giá bid di chuyển tới điểm vào lệnh, chính là mức THO mới nhất. Ngưỡng cắt lỗ sẽ là giá TH.

Hỏi: Tại sao không vào lệnh market ngay khi nến mới bắt đầu mở?

Đáp: Bạn không thể biết giá sẽ đi hướng nào sau khi nến đó mở. Để đảm bảo an toàn, bạn cần xem giá đi xuống xuyên qua điểm vào lệnh. Tức là giá đang di chuyển theo hướng bạn đánh.

Nếu bạn không chờ, và giá tiếp tục đi lên sau khi mở nến, lệnh của bạn sẽ bị thua lỗ.

Nhưng nếu bạn chịu khó chờ, và giá tiếp tục đi lên thật, thì bạn sẽ không vào lệnh, do đó khôngbị thua lỗ.

3.2. Vào lệnh sell stop (hoặc buy stop)

Điểm vào lệnh của bạn luôn luôn là giá THO/TLO. Mức cắt lỗ luôn luôn là giá TH/LH.

Bạn có thể đặt một lệnh chờ sell stop (hoặc buy stop) ngay khi nến ở khung thời gian nhỏ hơn mở trong vùng quan tâm (area of interest). Mọi điều kiện cũng tương tự đối với vào lệnh market, trong đó bạn sẽ không vào lệnh trừ khi giá đi theo hướng bạn đánh. Nếu giá tiếp tục tăng sau khi mở nến, bạn sẽ không vào lệnh, và việc giao dịch của bạn không gặp nguy hiểm. Nếu giá tiếp tục tăng và tạo giá TH mới, bạn có thể chốt lệnh và đợi setup mới. Không có thua lỗ.

4. Quản lý giao dịch

4.1. Dời điểm chốt lệnh

Mời các bạn xem biểu đồ dưới:

Dời điểm chốt lệnh

Hỏi: Khi nào tôi nên dời điểm chốt lệnh?

Đáp: Trong giao dịch bán, điểm vào lệnh của bạn là giá THO. Cho nên nếu bạn vào lệnh market, hoặc lệnh sell stop, lệnh sẽ được áp theo giá bid.
Một khi lệnh của bạn được khớp, lập tức lệnh sẽ bị âm. Đó là vì sàn đã lấy đi phần của mình (spread) và từ giờ trở đi, bạn cần theo dõi giá ask.

Chính giá ask sẽ quyết định khi nào bạn dời điểm chốt lệnh. Hãy bỏ qua giá bid khi lệnh của bạn đã đi vào hoạt động.

Khi giá giảm, lệnh của bạn sẽ không đạt lợi nhuận cho tới khi giá ask đi xuống và vượt qua điểm vào lệnh của bạn.

Cho nên, bạn không thể dời điểm chốt lệnh tới BE+1 cho tới khi giá ask đi xuống được hơn 5 pip. Nếu dời nó quá sớm, bạn sẽ gặp nguy cơ bị stop out rất nhanh chóng.

Lưu ý: Điều ngược lại sẽ đúng với giao dịch mua.

Mời các bạn xem biểu đồ dưới:

Giá Ask – Giá Bid

4.2. Breakout

Có hai dạng breakout (phá ngưỡng) trong chiến lược này:

  • Khi giá phá ngưỡng YH hoặc YL.
  • Khi giá phá ngưỡng TH hoặc TL.

Lưu ý: Phải thật thận trọng khi giao dịch đảo chiều từ bất kỳ ngưỡng breakout nào.

  • Khi giá phá ngưỡng YH hoặc YL:
Phá ngưỡng giá đỉnh/đáy của ngày hôm qua
  • Khi giá phá ngưỡng TH hoặc TL:
Phá ngưỡng giá đỉnh đáy hôm nay

Trong biểu đồ M15 phía trên, thử hình dung không có nến nào được hình thành sau nến liền trước nến A. Tại thời điểm đó, cây nến đó sẽ xác lập giá TH mới.

Thành ra, tại thời điểm đó, chúng ta hẳn sẽ tìm một nến M15 mở trong vùng quan tâm. Nên khi quãng giờ mới đầu tiên bắt đầu tại nến A, nó sẽ xác lập giá TLO mới, và giá TH sẽ là giá đỉnh của nến liền trước nó. Nhưng giờ chúng ta cần đợi nến M15 (hoặc M5) mở trong vùng
quan tâm mới của chúng ta.

Nến B quả thật đã mở trong vùng quan tâm, nên chúng ta hẳn sẽ đợi cho giá giảm xuống điểm vào lệnh tại mức THO của nến A.

Nhưng, như bạn thấy đó, nến B tiếp tục đi lên, và vượt qua giá TH tại thời điểm đó (đường màu xanh dương).

Đó được xem như một cú breakout, và giao dịch đảo chiều tại thời điểm đó không được khuyến khích. Trong trường hợp này, bạn cần đợi đến khi nến B đóng. Sau đó bạn có thể áp dụng lại các quy tắc.

Trong ví dụ này, dễ thấy nến C một lần nữa đẩy giá lên và xác lập một TH mới. Nến cú breakout thứ hai đã xảy ra trong quãng giờ này, và sẽ là hợp lý để chờ đến khi nến C đóng lại, trước khi bạn áp dụng lại các quy tắc.

Nến D thực sự cung cấp một setup. Nó mở trong vùng quan tâm tại thời điểm đó, nên chúng ta sẽ đợi đến khi giá rơi về điểm vào lệnh. Điều đó không xảy ra, nên chúng ta không giao dịch trong quãng giờ đầu tiên này.

Phá ngưỡng giá đỉnh đáy hôm nay

Khi quãng giờ thứ hai bắt đầu, bạn có thể thấy nến E hẳn sẽ xác lập THO mới, và TH vẫn là giá đỉnh của nến C.

Nên hai ranh giới của vùng quan tâm đã thay đổi trong quãng giờ thứ hai này. Một lần nữa, chúng ta đợi chờ setup. Nến E tụt giảm, nhưng sau đó nến F lại đẩy giá lên trở lại, và tiến vào vùng quan tâm.

Khi nến G mở, nó xác lập setup, và chúng ta cần đợi cho giá quay trở lại điểm vào lệnh. Nếu bạn sử dụng sell stop để vào lệnh, bạn có thể đặt lệnh chờ lúc này.

Nếu bạn sử dụng lệnh market, bạn sẽ cần phải đợi tới khi giá bid chạm điểm vào lệnh trước khi bước vào.

5. Những Lưu ý khi giao dịch HOLO

Với bất kỳ chiến thuật nào, một khi bạn đã giao dịch theo hệ thống quy tắc và thu được kinh nghiệm, có thể bạn sẽ muốn “uốn” các quy tắc đó cho phù hợp với phong cách giao dịch của mình.

Ví dụ, có thể bạn sẽ thấy giá của cặp này di chuyển không giống cặp khác cho lắm.

Điều tôi muốn nói là, ví dụ bạn thấy bạn có thể bị stop out tại BE+1 rất nhiều lần trên một cặp tỷ giá riêng biệt nào đó.

Do đó, có thể bạn sẽ chọn cách không dời điểm chốt lệnh tới BE+1 cho tới khi giá đã đi được 8 pip (thay vì 5). Việc này có thể sẽ mang đến cho bạn cơ hội tốt hơn để giữ vị thế lâu hơn.

Một ví dụ khác, nếu bạn đang mở vị thế khi tin tức xuất hiện, bạn sẽ chú tâm nhiều vào các biến động giá thất thường. Có thể bạn sẽ muốn theo dõi giá đi khỏi điểm vào lệnh xa hơn bình thường trước khi dời tới BE+1 hoặc hơn. Giá có thể biến động mạnh trong các khoản thời gian này, và có thể bạn sẽ thích đợi đến khi độ biến động ban đầu đã lắng bớt, trước khi dời điểm chốt lệnh hoặc đưa ra một lệnh trailing stop.

Như đã đề cập, trong khi bạn đang học hỏi chiến lược này, nên tránh sử dụng khung M1 để xác lập setup. Khung M5, M15 và thậm chí M30 vẫn sẽ cung cấp phần lớn setup cho bạn.

Ngoài ra, có thể bạn sẽ muốn cân nhắc việc chỉ xem một cặp tỷ giá vào giai đoạn đầu, để “cảm nhận” về chiến lược này, trước khi áp dụng cho nhiều cặp khác. Bước thật chậm để đạt được kết quả tốt nhất.

Nhưng, như bất kỳ chiến thuật mới nào khác, hãy học những điều cơ bản trước. Chỉ khi gặt hái được kinh nghiệm, bạn mới có một “chuẩn mực” để sau đó bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp từng tình huống nhất định.

6. Kết luận

Chúng ta đã cùng xem xét phương pháp giao dịch HOLO. Nếu bạn chưa hiểu, đừng ngại gửi mail về địa chỉ: vonhoa.org@gmail.com. Vonhoa cũng cung cấp tool hỗ trợ cho giao dịch HOLO trên MT4.

Chúc các bạn giao dịch tiến bộ mỗi ngày.

One thought on “Phương pháp giao dịch HOLO – p2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *