Dự đoán thị trường Crypto năm 2022 – P1

Năm ngoái (2021), vốn hóa thị trường của crypto lần đầu tiên đạt 3 nghìn tỷ USD. Vào đầu năm, con số này chưa đến 800 tỷ USD. DeFi hiện có TVL (Total Value Locked – tổng lượng tài sản khoá lại trong hợp đồng thông minh của DeFi) là 100 tỷ USD chỉ tính riêng trên Ethereum. Kinh ngạc nhất vẫn là NFT, dưới các hình thức metaverse và GameFi. Có ai dám nói mình biết trước những bước phát triển đột phá đó? Không bao giờ là dễ dàng để dự đoán tương lai, thậm chí là quá khó khăn. Nhưng chúng ta cứ mạnh dạn dự đoán xem sao, sẽ rất thú vị khi xem liệu chúng có thành hiện thực hay không.

1. Giá Bitcoin đạt 100.000 USD và thị trường crypto phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu

Tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho các tài sản khan hiếm như Bitcoin (BTC) ngày càng trở nên hấp dẫn. Bitcoin không chỉ là loại tiền điện tử lâu đời nhất, phi tập trung nhất và nổi tiếng nhất – một đặc điểm khác biệt so với các loại tiền điện tử khác là nguồn cung hạn chế 21 triệu BTC. Trong bối cảnh Bitcoin được áp dụng theo thể chế và nhu cầu lớn hơn đi kèm với nó, rất nhiều khả năng giá BTC sẽ tăng lên hơn 100.000 USD trong năm nay.

Giá BTC có thể đạt 100k năm 2022

Nhưng nhìn chung thị trường tiền điện tử tổng thể cũng sẽ phát triển. Kể từ đầu năm 2021, giá theo USD của 20 loại tiền điện tử lớn nhất được liệt kê trên CoinMarketCap theo vốn hóa thị trường đã tăng ba chữ số. Đáng chú ý là những mã Alt-L1, được coi như những đối thủ tiềm năng sẽ tiêu diệt Ethereum (chẳng hạn như Solana, Binance Smart Chain, Cardano, Polkadot, Avalanche), nằm trong top 20. Tất nhiên, các khoản đầu tư vào thị trường này có rủi ro cao hơn so với đầu tư truyền thống, một phần do giá cả biến động mạnh hơn. Tuy nhiên, cũng là công bằng khi so sánh với biên độ lợi nhuận mà loại tài sản số hoá này đem lại. Ví dụ, chỉ số MSCI World Index chỉ cao hơn 17% so với đầu năm 2021, và xu hướng giá vàng hiện là tiêu cực. Ngoài ra, số lượng địa chỉ ví ngày càng tăng, MetaMask là một ví dụ (10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng hiện tại), cho thấy nhu cầu về cơ hội đầu tư tiền điện tử sẽ tiếp tục: DeFi với lãi suất hai con số thông qua cung cấp thanh khoản ,lending và staking, trong khi các ngân hàng ở các nước phát triển thường đưa ra mức tiết kiệm dưới 2%.

2. Ethereum hoàn thành nâng cấp và vẫn là nền tảng smart contract thống trị

Ethereum dự kiến sẽ hoàn thành quá trình chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (proof-of-stake) vào mùa hè này. Cũng có khả năng các tổ chức tài chính từ lĩnh vực TradFi sẽ tham gia mảng kinh doanh stacking. Do đó, phần thưởng stacking có thể trở thành một loại “lãi suất cơ bản” của thị trường tiền điện tử, vì hiếm khi người ta có thể đầu tư vào thị trường này theo cách không rủi ro hơn là staking ETH. Ở đây, người ta có tùy chọn thiết lập cơ sở hạ tầng staking của riêng mình hoặc sử dụng các dịch vụ có sẵn như của Coinbase hoặc Blockdaemon. Về mặt giá cả, ETH tiếp tục có tiềm năng lớn, cũng như các token Alt-L1 khác. Mặc dù thị phần của các giao thức và token được ánh xạ tới DeFi và NFT dựa trên Ethereum đang giảm, nhưng Ethereum vẫn sẽ đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.

Ethereum vẫn sẽ thống trị nền tảng smart contract

3. Đầu tư tiền điện tử trở nên bền vững hơn

Các nhà phát hành ETP, sàn giao dịch tiền điện tử, công ty khai thác và tổ chức tài chính quan tâm đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt cho khách hàng của họ. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tiền điện tử tiềm năng đã giảm dần đầu tư vào Bitcoin do lượng khí thải carbon của hoạt động khai thác Bitcoin tương đối cao. Họ cũng phải tuân theo các quy định của ESG.

Tuy nhiên, có những mô hình để bù đắp khí hậu cần thiết cho các sản phẩm dựa trên Bitcoin cho các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư tiền điện tử. Ví dụ: một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Blockchain Trường học Frankfurt phác thảo cách thức giao dịch Bitcoin, cũng như nắm giữ bitcoin, có thể được bù đắp bằng việc mua các khoản phụ cấp phát thải từ Hệ thống giao dịch khí thải châu Âu (ETS). Như trước đây, 18 USD là khoản phí để bù đắp lượng khí thải CO2. Trong trường hợp thứ hai, các khoản phụ cấp phát thải phải được mua với giá 100 USD đối với một người giữ Bitcoin trong khoảng thời gian một năm. Có thể giả định rằng giá phát thải CO2 sẽ tăng đáng kể vào năm 2022.

Đầu tư tiền điện tử ngày càng bền vững hơn

Nhìn chung, năng lượng được sử dụng cho các hoạt động blockchain ngày càng trở nên xanh hơn. Không chỉ các công ty khai thác rút khỏi Trung Quốc sau cuộc đàn áp ngành “đào coin” tại nước này. Các công ty khai thác đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng địa nhiệt hoặc năng lượng mặt trời, vì cơ cấu chi phí mà các nguồn năng lượng này mang lại.

4. Cơ sở hạ tầng Web3 mở đường cho việc phân cấp internet

Web3 sẽ là một trong những tâm điểm của 2022

Web3 đại diện cho một cách tiếp cận mới để có khả năng cung cấp kiến trúc internet theo cách phi tập trung và tự chủ sử dụng công nghệ blockchain. Cốt lõi của nó là giảm sự phụ thuộc vào các mạng “công nghệ lớn” và các nhà cung cấp dịch vụ CNTT, chẳng hạn như các nhà cung cấp dịch vụ cloud hoặc internet. Bởi họ thường xử lý dữ liệu thu thập được theo cách không minh bạch, điều mà không một khách hàng nào mong muốn, hơn nữa họ có thể vận hành một chính sách giá và sản phẩm tùy ý bởi sự thống trị độc tài trong thị trường.

5. NFT và game dựa trên blockchain trở thành một nguồn thu nhập

Metaverse là một nền tảng ảo mà mọi người có thể hợp tác và giao dịch kinh tế. Khó có thể tưởng tượng được những nền kinh tế kỹ thuật số này nếu không có NFT và cơ sở hạ tầng dựa trên blockchain. Năm 2021 đánh dấu một bước ngoặt trong “GameFi” với Axie Infinity và sự ra mắt của sidechain Ronin. Đặc biệt là ở Philippines, Axie Infinity do Sky Mavis phát triển, đã trở thành nguồn thu nhập của nhiều người.

Microsoft và Facebook đã tuyên bố rằng họ đang riêng phần mình tiếp cận metaverse. Có thể giả định rằng những gã khổng lồ internet này sẽ phát triển một hệ thống tập trung, một phần khép kín, do đó, việc chuyển giao giá trị sang các hệ sinh thái kỹ thuật số khác sẽ khó khăn hơn hoặc thậm chí là không thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với triết lý của Web3, tập trung vào các cá nhân có quyền tài sản được xác định rõ ràng và quyền tự do hành động với sự trợ giúp của công nghệ blockchain.

Thật thú vị khi chờ đợi bình minh của thế giới đa chuỗi. Khi việc chuyển giao giá trị diễn ra liền mạch trên các vũ trụ tiền điện tử khác nhau, điều này có thể thúc đẩy một làn sóng chấp nhận mới và đặc biệt là gaming dựa trên NFT và blockchain có thể phát triển mạnh hơn nữa. Ở các nền kinh tế mới nổi, lĩnh vực việc làm có thể sẽ bị tái cơ cấu. Một nền kinh tế kết nối với nhau như vậy có thể được coi là một “meta-metaverse”. Nghe có vẻ cũng còn lâu nữa mói có thể trở thành hiện thực, nhưng đáng để chờ đợi.

(Còn tiếp)

Theo Forbes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *