Định nghĩa và Phân loại Phân Kỳ – Divergence

Trong giao dịch, chắc hẳn bạn thường được nghe lời khuyên đừng chặn đầu xe lửa. Bởi vì giao dịch ngược xu hướng là một trong những loại giao dịch nhiều rủi ro nhất, dễ dàng bị stop loss hoặc rơi vào bẫy trung bình giá tới cháy tài khoản. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân kỳ một cách hợp lý, trader sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong giao dịch bởi phân kỳ là một trong những phương pháp tốt để tìm đảo chiều. Ngoài ra, phân kỳ cũng có thể được sử dụng trong giao dịch xu hướng.

Khi giá của một cặp tỷ giá và chỉ báo dịch chuyển ngược hướng trong cùng một khoảng thời gian, hiện tượng đó được gọi là phân kỳ.

Phân thì thường được chia làm 3 loại sau: 

  • Regular divergence (phân kỳ thường)
  • Hidden divergence (phân kỳ ẩn)
  • Exaggerated divergence (phân kỳ phóng đại)

1. Regular Divergence – Phân Kỳ Thường

Đây là dạng phân kỳ xác định đảo chiều. Phân kỳ thường có thể là Bullish (tăng) hoặc Bearish (giảm).

Khi giá đang tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo lại đang tạo đáy sau cao hơn thì đó là Regular Bullish Divergence (Phân kỳ thường tăng), báo hiệu khả năng đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Diễn biễn trên chỉ báo cho thấy đã lực xả đã giảm mặc dù giá giảm sâu hơn đáy trước đó, điều này tạo thành sự phân kỳ.

Phân kỳ tăng

Đây là một ví dụ về Phân kỳ tăng thông thường:

Ví dụ về Phân kỳ tăng

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, trong khi đó chỉ báo MACD lại tạo đáy sau cao hơn, thể hiện một phân kỳ tăng. MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên sau khi xác nhận phân kỳ là cơ hội tốt để mở một vị thế mua.

Khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo tạo đỉnh thấp hơn, thì đó là Regular Bearish Divergence (Phân kỳ thường giảm), báo hiệu có thể xảy ra sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

Phân kỳ giảm

Đây là ví dụ của Regular Bearish Divergence:

Ví dụ về Phân kỳ giảm

Trong biểu đồ trên, giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng MACD tạo đỉnh thấp hơn – đây là dấu hiệu của Phân kỳ giảm thông thường. Sau khi xác định phân kỳ, MACD cắt xuống đường Signal có thể cho ra tín hiệu bán.

2. Hidden Divergence – Phân Kỳ Ẩn

Đây là dạng phân kỳ xác định sự tiếp tục của xu hướng. Phân kỳ ẩn có thể là Bullish hoặc Bearish. So với Phân kỳ thường, Phân kỳ ẩn đưa ra tín hiệu đáng tin cậy hơn vì nó đi theo xu hướng, giao dịch thuận xu hướng thường có ít rủi ro hơn so với giao dịch ngược xu hướng.

Khi giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng chỉ báo lại tạo đáy thấp hơn, đó chính là Hidden Bullish Divergence (Phân kỳ ẩn tăng).

Phân kỳ ẩn tăng

Đây là ví dụ về Hidden Bullish Divergence:

Ví dụ về Phân kỳ ẩn tăng

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước trong khi chỉ báo MACD lại tạo đáy thấp hơn ở điểm giao cắt của nó, đó chính là Phân kỳ ẩn tăng báo hiệu xu hướng tăng rất có thể sẽ tiếp tục.

Khi giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh cao hơn, đó chính là Hidden Bearish Divergence (Phân kỳ ẩn giảm).

Phân kỳ ẩn giảm

Ví dụ về Hidden Bearish Divergence:

Ví dụ về Phân kỳ ẩn giảm

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo MACD lại tạo đỉnh cao hơn, xác nhận Phân kỳ ẩn giảm, báo hiệu xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục.

3. Exaggerated Divergence – Phân Kỳ Phóng Đại

Phân kỳ phóng đại khá giống Phân kỳ thường. Điểm khác nhau giữa 2 dạng phân kỳ này là ở Phân kỳ phóng đại, giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau.

Exaggerated Bullish Divergence (Phân kỳ phóng đại tăng) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng chỉ báo lại tạo đáy cao hơn.

Phân kỳ phóng đại tăng

Đây là ví dụ về Exaggerated Bullish Divergence:

Ví đụ về Phân kỳ phóng đại tăng

Ở biểu đồ trên, giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng MACD lại tạo đáy cao hơn. Phân kỳ phóng đại tăng báo hiệu xu hướng đi ngang sẽ sớm chuyển sang xu hướng tăng.

Exaggerated Bearish Divergence (Phân kỳ phóng đại giảm) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh thấp hơn.

Phân kỳ phóng đại giảm

Đây là ví dụ của Exaggerated Bearish Divergence:

Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo hai đỉnh bằng nhau (SH) trong khi MACD lại tạo đỉnh thấp hơn (LH). Phân kỳ phóng đại Chiều giảm phát ra tín hiệu mạnh của xu hướng giảm.

4. Tổng kết Phân Kỳ

Các loại phân kỳ thường gặp

Để biết các chỉ báo hay được sử dụng để tìm phân kỳ, và các quy tắc trong giao dịch phân kỳ, mời bạn đọc xem trong bài: 9 quy tắc giao dịch phân kỳ.

Theo TNDT

2 thoughts on “Định nghĩa và Phân loại Phân Kỳ – Divergence

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *