Tại sao Thời gian mới là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch

Nhiều nhà giao dịch nghiêm túc thường cho rằng nếu bạn nói mình đang chơi forex, chơi chứng khoán… thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Nếu nghiêm túc, bạn phải gọi là đầu tư, là giao dịch. Thật ra, cuộc sống vốn là một trò chơi lớn rồi, giao dịch cũng chỉ là một cuộc chơi trong đó mà thôi. Bạn đang chơi hay bạn đang giao dịch, quan trọng là nó tạo ra lợi nhuận, còn nếu bạn chỉ thua lỗ thì bạn gọi nó là gì cũng thế thôi.

Trading vốn dĩ là một trò chơi dự đoán, dù bạn có gọi nó bằng cái tên mĩ miều nào đi chăng nữa. Giao dịch trong ngày cũng là một trò chơi dự đoán, và giống như bất kỳ thứ gì liên quan đến dự đoán, khung thời gian (timing) đóng vai trò rất quan trọng. Bài này chúng ta sẽ bàn về Timing trong Daily Trading.

Khung thời gian là một trong những yếu tố chính quyết định một giao dịch tốt và một giao dịch xấu. Hơn nữa, thời gian sẽ xác định khả năng sinh lời cho giả thuyết của bạn. Bạn có thể “đúng” và vẫn mất tiền nếu sai thời điểm.

Ví dụ, giả thuyết “thị trường sắp sụp đổ” tự nó có rất ít giá trị. Nó mơ hồ và kết thúc mở. Điểm quan trọng là: “khi nào sự sụp đổ diễn ra!?” Người ta có thể đưa ra giả thuyết này ngay bây giờ và có khi trong vài thập kỷ tới giả thuyết đó mới “đúng”.

Để minh họa thêm cho ví dụ này, chúng ta hãy cùng xem mã cổ phiếu của Apple. Giả sử AAPL được nhận định mua và sẽ tăng mạnh ở mức 130 đô-la / cổ phiếu vào đầu năm 2015. Đến đầu năm 2018, giá cổ phiếu này đã tăng 50% và đạt mức 195 đô-la, nhưng điều này không vẽ nên bức tranh toàn cảnh. Trong suốt 3 năm trong chặng đường tăng 50% đó, nhiều lần mã cổ phiếu này đã giảm 10-30%, tức là một nhà đầu tư sẽ phải chịu mức lỗ này nhiều lần trong ba năm trước 2018. Nhận định AAPL tăng mạnh với khung thời gian 3 năm sẽ là chính xác, trong khi tuyên bố rằng AAPL uptrend với khung thời gian 1 năm sẽ hoàn toàn sai.

Vấn đề rất đơn giản: một dự đoán không có mốc thời gian sẽ không có ý nghĩa gì hết.

Là nhà giao dịch, chúng ta không ngừng cố gắng dự đoán chuyển động của thị trường. Bạn có thể không coi mình là “người dự đoán” nhưng đó chính xác là những gì bạn làm mỗi khi tham gia giao dịch với mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn số tiền bạn bỏ ra. Tất nhiên, các nhà giao dịch làm việc trên khung thời gian ngắn hơn nhà đầu tư, nhưng dù sao thì khung thời gian cũng rất quan trọng.

Do đó, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:

Quy tắc 1: Xác định khung thời gian cho giao dịch

Các nhà giao dịch siêng năng suy nghĩ về điểm vào và chốt lệnh trước khi họ tham gia giao dịch, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua khung thời gian của giao dịch.

Điều quan trọng là xác định khung thời gian cho một giao dịch trước khi bạn bắt đầu một vị thế. Đây là cách để tránh biến giao dịch trong ngày thành giao dịch swing (theo sóng) và dẫn tới cháy tài khoản.

Nếu không có khung thời gian xác định, bạn rất dễ trở thành một holder chân chính. Tôi luôn thấy điều này với các nhà giao dịch mới, đặc biệt là những người coi trọng “câu chuyện” đằng sau cổ phiếu.

Nó diễn ra như sau: “Công ty XYZ sắp bùng nổ. Mua ngay.” Mặc dù luận điểm này có thể chính xác, câu hỏi hợp lý tiếp theo là: “khi nào?”

Thời gian như một chỉ báo vào lệnh

Có một lợi ích khác khi áp dụng khung thời gian vào các giao dịch của bạn – bản thân thời gian có thể là một chỉ báo để giúp bạn mua / bán.

Các nhà giao dịch đã quen với việc đưa ra quyết định dựa trên giá (tức là mua / bán khi cổ phiếu chạm mức giá “X”), nhưng thời điểm cũng có thể đóng một vai trò quan trọng.

Thời gian có thể giúp bạn xác định xem một giao dịch sẽ diễn ra như mong đợi hay không (thường là trước khi bị cắt lỗ).

Ví dụ: nếu bạn mong đợi một cổ phiếu phản ứng với một tin tức nóng hổi chỉ để nhận ra rằng thị trường không quan tâm, bạn có thể thoát khỏi vị thế trước khi bị cắt lỗ. Trong trường hợp này, bạn có thời gian để bác bỏ giả thuyết của mình trước khi trả giá (một quan sát ít tốn kém hơn).

Quy tắc 2: Xác định khả năng chịu đựng rủi ro của bạn

Khi bạn đã xác định khung thời gian cho mình, bạn cần xác định thêm khả năng chấp nhận rủi ro. Câu hỏi cần bạn trả lời là, “bạn sẵn sàng sai đến mức nào trước khi giả thuyết được chứng minh là đúng?”

Lấy ví dụ về AAPL từ phần giới thiệu. Cổ phiếu này đã lỗ 30% trước khi đạt mức tăng 50% sau đó 3 năm. Bạn có sẵn sàng xem tài khoản của mình giảm 30% nhiều lần trong khoảng thời gian ba năm không?

Không có câu trả lời đúng. Điều quan trọng là phải có một kế hoạch. Bất kể bạn tin tưởng vào giả thuyết của mình như thế nào, bạn cần có một sự an toàn; một điểm mà bạn nhận ra rằng việc bảo vệ vốn của mình quan trọng hơn là nhận định đúng.

Quy tắc 3: Thời điểm vào và chốt lệnh

Khi bạn có một giả thuyết với khung thời gian và ngưỡng rủi ro xác định, đã đến lúc thực thi. Việc nhập và xuất của bạn cuối cùng sẽ xác định lợi nhuận của các giao dịch của bạn.

Lấy biểu đồ sau làm ví dụ:

Một nhà giao dịch có thể dự đoán chính xác một sự đột phá ( breakout, tức là bạn “đúng”), nhưng các điểm vào và ra cuối cùng sẽ quyết định chất lượng của giao dịch chứ không phải nhận định.

Hãy áp dụng vào giao dịch

Suy nghĩ về thời gian / thời điểm bất cứ khi nào bạn lập kế hoạch giao dịch tiếp theo của mình. Khung thời gian cho giao dịch tiếp theo bạn tham gia là gì và tại sao?

Theo InvestorsLife

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *