So sánh Play-to-earn và Move-to-earn

Game Play-To-Earn là gì?

Play-to-earn (P2E)Chơi game để kiếm tiền là một hình thức mà game thủ vừa chơi game vừa kiếm được vật phẩm trong game hoặc các hoạt động trong game có thể quy đổi ra tiền điện tử hoặc phần thưởng khác.

P2E là một thành phần mới của hệ sinh thái GameFi. Thông thường, các game thủ trực tuyến thường chơi các trò như Minecraft và Roblox trên ứng dụng hoặc website. Tuy nhiên, xu hướng P2E đưa game đi xa hơn một chút.

Bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, người chơi giờ có thể kết hợp chơi game với những lợi ích của tiền điện tử. Chơi game truyền thống cho phép người tham gia giải trí thư giãn, thưởng thức đồ họa đẹp mắt và dành thời gian xả stress với bạn bè. Còn với sự tham gia của P2E, giờ đây bạn có thể tận hưởng việc chơi game cùng với một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, đó là: kiếm tiền.

Chìa khoá của P2E là các ứng dụng game dựa trên một chuỗi khối để người chơi kiếm được các token crypto hoặc NFT. Mức độ đầu tư cũng không nhất thiết phải quá lớn như những NFT đắt đỏ trước đây.

Các ví dụ về Game P2E

Axie Infinity, Aavegotchi và The Sandbox là những ví dụ điển hình trong mảng game Play-to-earn.

Một trong những đại diện nổi bật được biết đến nhiều nhất của P2E là Axie Infinity dựa trên chuỗi khối Ethereum. Đây là sự kết hợp giữa game và blockchain. Vào giai đoạn bùng nổ mạnh của thị trường crypto nói chung và sơ khai của P2E nói riêng, NFT là một trong những làn sóng bùng nổ mới mẻ và mạnh mẽ. Hàng triệu đô-la đã được giao dịch và Axies, những sinh vật huyền bí trong game, đã được bán với giá hàng ngàn đô-la mỗi con.

Aavegotchi là một ví dụ khác về game P2E. Đây là một giao thức chơi game NFT mã nguồn mở do cộng đồng sở hữu. Trò này được dựa trên concept của game Tamagotchi (trò nuôi thú cưng bằng máy cầm tay khuynh đảo một thời) với những nhân vận bóng ma được số hoá. Bạn có thể kiếm token qua các mini-game, giao dịch Aavegotchi hoặc “canh tác hiếm” (rarity farming, một khái niệm trong Aavegotchi).

Một game khác trong ngành P2E là The Sandbox. Nền tảng này cung cấp cho người dùng trải nghiệm thực tế ảo giúp họ hiểu sâu hơn về thế giới Metaverse. Người dùng có thể chơi, tạo, xây dựng và sở hữu thế giới tương lai của riêng họ. Trong khi tận hưởng trải nghiệm nhập vai trong thế giới ảo, người chơi cũng có thể kiếm được token qua trò chơi. Mục tiêu của Sandbox là hạ gục Minecraft và Roblox bằng cách cung cấp cho người sáng tạo quyền sở hữu thực sự đối với các tác phẩm của họ dưới dạng NFT và thưởng khi người chơi tham gia vào hệ sinh thái.

Move-To-Earn là gì?

Move-to-earn là một sự kết hợp hoàn hảo của 3 việc: Di chuyển, chơi game, và kiếm tiền trên nền tảng công nghệ blockchain.

Hoạt động kiếm tiền online đã thực sự bùng nổ trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19. Mọi người chủ yếu ở nhà, ngồi và dành thời gian trước màn hình máy tính hoặc điện thoại. Việc di chuyển sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn nhiều, do đó M2E ra đời đã thực sự được đông đảo người dùng ủng hộ. Thay vì ngồi một chỗ chơi để kiếm tiền, thì hãy đứng dậy và bắt đầu di chuyển và vẫn sử dụng công nghệ để kiếm tiền. Mỗi động thái bạn thực hiện, bạn sẽ thu được các token crypto.

Có thể trong những năm tới, xu hướng M2E này sẽ chuyển đổi thành FitnessFi thay vì GameFi, vì tiềm năng của M2E thực sự to lớn hơn P2E nhiều do nó liên quan trực tiếp tới yếu tố sức khoẻ, điều mà ai cũng quan tâm thời hậu covid.

Các ví dụ về M2E

STEPN, Sweatcoin và MetaGym là những ví dụ điển hình của M2E.

Khi ngành công nghiệp kiếm tiền online ngày càng lớn và nóng hơn, hãy làm quen với một số game M2E. Ví dụ nổi tiếng nhất về M2E có lẽ là dự án STEPN (GMT) dựa trên Solana.

STEPN là một ứng dụng phong cách sống trên Web3 với các chức năng SocialFi và GameFi tích hợp. Dự án được sinh ra để làm cho người dùng khỏe mạnh và giàu có hơn bằng cách di chuyển. Những người sáng lập STEPN đặt mục tiêu đưa dự án trở thành dự án M2E số một trong không gian Metaverse và họ đã giành những chiến thắng bước đầu tại Solana Ignition Hackathon vào năm 2021.

STEPN Move-to-earn – Ảnh: Internet

Để tham gia STEPN, người dùng cần đầu tư một đôi giày thể thao STEPN bằng cách mua NFT. Khi bạn hoàn thành bước đầu tiên, điều quan trọng tiếp theo là phải di chuyển và theo dõi bước đi của bạn bằng GPS. Valuta trong trò chơi kiếm được có thể đổi lấy tiền điện tử.

Một dự án M2E tương tự khác là: Sweatcoin. Người dùng kiếm được tiền bằng việc chạy, đi bộ và hơn hết: đổ mồ hôi – như tên của chính dự án này. Mỗi 1000 bước bạn thực hiện sẽ giúp bạn nhận được phần thưởng bằng SWEAT, token trong ứng dụng.

Với khẩu hiệu “Đi bộ được trả tiền”, mục tiêu của Sweatcoin là giúp mọi người khoẻ mạnh hơn và qua đó giảm đi hàng tỷ đô-la dành cho việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Người dùng có thể trao đổi phần thưởng họ kiếm được bằng các sản phẩm, quyên góp hoặc chuyển đổi chúng thành đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn.

Ví dụ cuối cùng về các dự án M2E là MetaGym. MetaGym dễ dàng tham gia với khả năng kiếm tiền trong khi vận động thông qua một ứng dụng sức khoẻ hoặc đồng hồ thông minh. Người dùng có thể sử dụng các chức năng GameFi, FitFi và SleepFi trong khi đổ mồ hôi để kiếm MetaGym Coin (MGCN), mã token của nền tảng này.

MetaGym muốn giúp thế giới trở thành một nơi lành mạnh hơn, đồng thời tạo ra cơ hội kiếm được một số tiền trong khi làm việc đó. Người dùng kiếm được tiền điện tử trong khi hoàn thành các nhiệm vụ như các bài tập tim mạch, tập cơ hoặc có một giấc ngủ tốt.

So sánh P2E và M2E

Sự khác biệt chính giữa P2E và M2E là hệ thống khen thưởng và mô hình doanh thu.

Đầu tiên phải kể đến là mô hình kiếm tiền. Đối với P2E, việc kiếm tiền tới từ chơi game, thì M2E kiếm tiền bằng việc di chuyển. Rõ ràng M2E có nhiều không gian phát triển hơn vì nó giúp ích nhiều cho sức khoẻ nhận loại hơn việc chơi game. Đa số chơi game là ít di chuyển, tất nhiên cũng có những ngoại lệ hoặc sự kết hợp giữa P2E và M2E.

Sự khác biệt thứ 2 đến từ Phần thưởng. Ở P2E, phần thưởng tới từ kỹ năng chơi game của bạn, trong khi với M2E, bạn dành được phần thưởng cho những nỗ lực vận động.

Hai loại hình GameFi này cũng có điểm giống nhau về hệ thống phần thưởng, đó là bạn có thể đổi phần thưởng để lấy các sản phẩm, donate, hoặc các token crypto.

Tương lai của P2E và M2E

Chơi game hay di chuyển, vận động mà kiếm được tiền thì ai cũng muốn. Tuy nhiên, đối với game thủ chuyên nghiệp, thì việc trải nghiệm một trò chơi điện tử cần phải có đồ hoạ đẹp, nội dung game tốt và sáng tạo. Họ sẽ nhanh chóng chán một trò chơi nhạt nhẽo được tạo ra chỉ để “earn” chứ không phải để người chơi trải nghiệm.

M2E cũng tương tự, khi người đùng quan tâm tới sức khoẻ, thì việc kiếm tiền bằng vận động chỉ là thứ yếu. Nếu một dự án M2E không thực sự giúp ích gì cho sức khoẻ của họ, thì nó cũng sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi.

Vì vậy, điều mà các nhà phát triển cần làm là dành nhiều tâm huyết hơn cho nội dung và những giá trị thực sự mà P2E cũng như M2E đem tới cho người dùng. Nếu không, xu hướng chưa kịp nở đã vội tàn. Chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm trong tương lai để xem P2E và M2E có những bước đi vượt bậc hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *