Nhược điểm của giao dịch scalping forex

Không thể phủ nhận rằng phương pháp Scalping (giao dịch lướt sóng) ngày nay rất phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người sử dụng phương pháp scalping (sau đây gọi là scalper) cũng giống như vận động viên marathon vậy. Họ cần tận dụng các cơ hội kiếm lợi nhuận một cách nhanh nhất, và nếu cơ hội qua đi, một giao dịch đáng lẽ có thể đạt lợi nhuận sẽ trở thành một giao dịch thua lỗ, bởi một scalper chuẩn mực sẽ không chờ tới khi cơ hội lợi nhuận thứ hai xuất hiện trong cùng một giao dịch.

Ưu điểm của phương pháp này là sẽ có nhiều cơ hội giao dịch sinh ra lợi nhuận. Đối với những nhà giao dịch dài hạn hoặc giao dịch swing (theo sóng), thì mỗi một lần thua lỗ (bị stoploss) đều rất quan trọng và thường số tiền sẽ tương đối lớn. Một nhà giao dịch dài hạn sẽ cần nhiều gian và năng lượng trước khi giao dịch của họ đạt được lợi nhuận, và mỗi thất bại sẽ là một bước lùi quan trọng. Scalper thường không gặp phải nhược điểm này. Anh ta có thể thua trong một giao dịch, nhưng vẫn lãi tổng thể. Điều này giúp giảm bớt sự căng thẳng và áp lực khi thất bại, giúp tâm lý giao dịch lạc quan hơn.

Scalping giống như Marathon – Ảnh: Internet

Tuy nhiên, giao dịch ngắn hạn thường không phải con đường dễ dàng và không rủi ro để đạt được lợi nhuận tốt/lớn. Những scalper đang chơi trò chơi xác suất, những nhà giao dịch dài hạn cũng vậy, nhưng có thêm sự hỗ trợ của phân tích cơ bản/kỹ thuật và chiến lược giao dịch. Mặc dù mỗi giao dịch riêng lẻ đối với một scalper là ít quan trọng hơn, nhưng để đạt được lợi nhuận, thì số lệnh chốt lãi phải chiếm phần đông trong tổng giao dịch. Khi giao dịch xu hướng, mốt scalper sẽ phải quyết định các điểm vào và chốt lệnh, và liên tục cân nhắc về hướng đi chính của giá. Còn đối với giao dịch trong giai đoạn biên giá (thị trường sideway), scalper sẽ ít phải quan tâm tới xu hướng, nhưng lại phải cân nhắc xem giai đoạn sideway đó sẽ kéo dài bao lâu. Điểm này cho thấy việc lập kế hoạch giao dịch và giữ kỷ luật cũng vô cùng cần thiết đối với scalper, nhưng nó rất khác với các loại giao dịch khác.

Trong phạm vi của bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích chiến lược giao dịch dành cho giao dịch lướt sóng, và tiếp cận trên khía cạnh những khó khăn và nhược điểm của scalping, để qua đó nhà giao dịch có thể bình tĩnh hơn, sử dụng phương pháp một cách hợp lý hơn. Đây chỉ đơn thuần là những phân tích, chứ không phải đúc rút từ kinh nghiệm của các scalper, nhưng có thể chúng sẽ giúp bạn ít nhiều để hiểu rằng giao dịch lướt sóng là không hề dễ dàng và cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt không phù hợp với người mới hoặc những nhà giao dịch vô kỷ luật.

Nhà môi giới / Sàn giao dịch ghét các scalper

Trước tiên chúng ta hãy cùng xem xét một quan điểm mà hầu như đi đâu (các cộng đồng forex trên facebook, hay các diễn đàn ngoại hối…) ta đều gặp. Đó là “Scalper thường ít gặp rủi ro hơn khi giao dịch, và thường là những người thành công.” Mới đây thôi trên cộng đồng Forex Đầu Tư Thông Minh tôi còn đọc được một “tút” như đinh đóng cột rằng Scalping mới đem lại lợi nhuận, mọi phương pháp khác đều sẽ thua lỗ. Các nhà môi giới / sàn giao dịch sẽ đánh ngược lại với khách hàng của họ, và nếu khách hàng đạt được lợi nhuận thì “sàn” sẽ thua lỗ. Vì thế mà sàn ghét các scalper.

Nếu bạn cũng nghĩ như vậy thì hãy dừng ý nghĩ có phân ngây thơ đó sớm. Sẽ chẳng có một nhà giao dịch là đủ tốt, đủ đẳng cấp tới nỗi sẽ trở thành kẻ thù của một broker / sàn giao dịch. Một sàn giao dịch đã được cấp phép thì đều hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật, và đa số những công ty tài chính hợp pháp đều hoạt động đàng hoàng. Không có cách nào để giao dịch mà thiếu nhà môi giới (broker) hoặc ECN (thường chưa thực sự phổ biến và cũng có nhiều nhược điểm mà chúng ta sẽ bàn tới sau). Và nếu bạn đã lựa chọn một broker tốt có giấy phép ngay từ đầu, thì chẳng logic chút nào nếu bạn chứ chăm chăm coi họ là một broker gian lận hay kẻ trộm. Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức để chọn cho mình một nhà môi giới (mà vẫn hay được gọi là “sàn giao dịch” ở Việt Nam ta) tốt, có đầy đủ giấy phép hợp lệ. Chúng ta cần những broker tốt được cấp phép và giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Thật ra, không khó để nhận thấy rằng các broker không cần phải nỗ lực gì nhiều để chống lại khách hàng của họ trong các giao dịch, chính chúng ta (những khách hàng của họ, những nhà giao dịch ngoại hối) đã tự làm việc đó. Khi một lệnh mua/bán được thực thi, nó có thể được khớp mà không cần đẩy qua một ngân hàng nào, mà nó chỉ cần khớp với một lệnh ngược lại của một khách hàng khác mà thôi. Phần lớn các giao dịch diễn ra như vậy, và các broker đơn thuần là bỏ túi hoa hồng (phí giao dịch…) mà hầu như không phải chịu chút rủi ro nào. Việc mà các scalper cần lo lắng chính là tốc độ vào/ra lệnh quá nhanh của họ nhiều khi sẽ khiến các broker không xử lý kịp do máy chủ của họ chậm, hoặc công nghệ của họ đã lỗi thời. Những broker rơi vào tình thế này đương nhiên sẽ lo lắng, và sợ bị các scalper thao túng hệ thống của họ (như cách mà họ hay nói rằng khách hàng khai thác đỗ trễ giao dịch để trục lợi), dần dần sẽ dẫn tới việc đóng/cấm các tài khoản scalping đó.

Không có thống kê nào về tỷ lệ thành công của các scalper, nhưng cũng không có cơ sở gì để chứng minh thành công của họ thua kém phần còn lại của thị trường. Sự thật là scalping là một phong cách giao dịch rất khắt khe và phức tạp so với các loại giao dịch khác như day trading, swing trading hay giao dịch dài hạn. Vì vậy, đối với người mới, khả năng để thành công với scalping chắc hẳn sẽ khó khăn hơn các phong cách giao dịch khác.

Hiện này hầu hết các nhà môi giới có phép đều đã chấp nhận hình thức scalping. Đây là một nguồn thu hoa hồng khổng lồ của họ, vì vậy không dại gì mà họ lại để mất đi một cách dễ dàng vào tay các đối thủ khác. Vì vậy nếu bạn lựa chọn phong cách scalping, cũng không cần quá lo lắng về việc chọn cho mình một broker phù hợp.

Có nên scalping trong thị trường xu hướng mạnh không?

Nhiều nhà giao dịch rất ưa thích lướt sóng khi thị trường đang di chuyển mạnh theo xu hướng. Các scalper thường cho rằng khi thị trường xu hướng mạnh sẽ tạo ra nhièu cơ hội và từ đó cũng dễ dàng đạt được lợi nhuận giao dịch hơn. Nhưng những con số thực tế và phân tích có ủng hộ cho giả thuyết này không?

Chiến lược giao dịch Scalping – Ảnh: Internet

Đầu tiên hãy nhớ rằng khi giao dịch lướt sóng, chỉ cần một giao dịch không đúng lúc, đúng chỗ, hay thiếu một chút cẩn trọng có thể xoá đi giao dịch của hàng chục giao dịch trước đó trong một nốt nhạc. Một scalper cần phải xem xét kĩ mọi khía cạnh. Kỷ luật trong khối lượng giao dịch, chốt lời, cắt lỗ, và cân nhắc kỹ mọi cơ hội phát sinh để có được một chiến lược giao dịch tốt. Loại thị trường nào cung cấp điều kiện tốt nhất cho các nguyên tắc đó? Là thị trường xu hướng mạnh, biến động mạnh hay là thị trường tĩnh lặng, yên ả và biên độ dao động nhỏ? Rõ ràng là vế sau nghe đúng đắn hơn. Thị trường yên ả cho phép cúng ta khai thác các biến động nhỏ trong thời gian dài hơn, ít rủi ro hơn, và lợi nhuận tốt hơn. Thị trường xu hướng thường biến động rất nhanh, biên rộng, và độ giãn (spread) thường cao, khiến việc chốt một giao dịch đối mặt với nhiều rủi ro hơn, tâm lý của nhà giao dịch cũng dễ bị dao động hơn.

Nhiều website forex, cộng đồng trading… cho rằng scalping là phù hợp nhất với thị trường xu hướng mạnh, thanh khoản cao, dễ biến động… và rất nhiều người tin vào điều này. Có thể những người viết ra ý tưởng này có một hệ thống giao dịch theo xu hướng tốt, hoặc là họ thiếu kinh nghiệm. Nhưng đối với người mới, điều này hoàn toàn không phù hợp. Quá dễ dàng để bị cuốn theo nhịp độ nhanh của thị trường, tâm lý bất ổn, khó xác định khối lượng giao dịch chuẩn, khó tìm điểm vào, ra, khó chốt lời cắt lỗ…

Nhặt tiền xu trên đường ray tàu hoả

Tôi quả thật rất thích cách ví von này. Việc scalping trong khi tin ra, hoặc thị trường biến động cực mạnh, không khác gì bạn đang nhặt các đồng xu rơi trên đường ray xe lửa để kiếm sống. Một scalper kinh nghiệm và đủ bản lĩnh có thể sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận trong thị trường như vậy với sự kiên nhẫn cao, tất nhiên rủi ro đi kèm cũng không hề dễ chịu cho biên dộ dao động quá lớn và mức độ “quay xe” cực nhanh của giá. Thường thường, những scalper lựa chọn phong cách này là vì nó phù hợp với phong cách sống của họ.

Đối với thị trường biến động mạnh, các scalper thường phải cố gắng xác định xu hướng, giảm khối lượng giao dịch và tăng số lệnh vào/ra để đạt được lợi nhuận.

Áp lực tâm lý

Scalping rõ ràng là phong cách giao dịch đòi hòi sự chú ý và tập trung cao độ, và tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc. Và nó không hề phù hợp đối với người mới. Giao dịch nhanh với khối lượng nhỏ thường là chìa khoá của scalping, bởi vì khối lượng giao dịch lớn hơn sẽ dễ dàng khiến nhà giao dịch lầm tưởng về hiệu suất của tài khoản, và dễ mắc sai lầm dẫn tới thổi bay lợi nhuận, cũng như khó khăn trong việc duy trì tài khoản tăng đều.

Đối với một scalper thực thụ, nỗi sợ hãi không phải là vấn đề chính về cảm xúc, không giống như trường hợp của nhiều loại giao dịch khác. Vì rủi ro trong mỗi giao dịch thường rất nhỏ và có thể dừng và thoát khỏi bất kỳ vị trí nào, nên ít có nguy cơ tài khoản bị xóa sổ hoặc giảm nguy cơ đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề cảm xúc chính mà scalper đối mặt là giao dịch quá nhiều và dễ bị kích động.

Scalping đòi hỏi tính kiên nhẫn. Nhà giao dịch có thể phải mở nhiều vị thế trong một giờ giao dịch hay trong một ngày làm việc, và nhiều khi, việc lợi nhuận tăng chậm chạp khiến bạn cảm thấy hết sức khó chịu. Nhà giao dịch có thể cảm thấy hối tiếc vì đã dành quá nhiều thời gian để giao dịch khi biến động thị trường quá nhỏ, hay cảm thấy mất tinh thần vì thành quả quá ít trong khi nỗ lực bỏ ra lại lớn. Nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến sự không hài lòng, khiến nhà giao dịch rơi vào trạng thái tâm lý bị kích động. Chưa hết, sự kích động là kẻ thù tồi tệ nhất của một scalper. Ngón tay của anh ta phải bấm đúng các nút trên màn hình (hoặc các phím trên bàn phím), phải nhập đúng giá và ra các quyết định đúng nhiều lần trong giờ giao dịch, và tâm trí không yên, căng thẳng sẽ dễ mắc phải nhiều sai sót. Tâm trí lo lắng sẽ khiến các scalper cảm thấy như thể họ đang chiến đấu với thị trường, từ đó sẽ mắc sai lầm trong các quyết định.

Giao dịch quá nhiều, sai lầm của scalper

Một scalper phải biếu đâu là điểm dừng, nhưng khi tâm trạng lo lắng, anh ta sẽ không thể dừng lại. Tiếp tục giao dịch với niềm tin rằng lệnh tiếp theo biết đâu sẽ thắng. Đây là sai lầm dễ dàng làm xói mòn tài khoản của bất kỳ scalper nào mắc phải, và là kẻ thù số một của phong cách giao dịch lướt sóng. Nhìn chung, bạn nên tạm dừng giao dịch nếu bạn cảm thấy gánh nặng tinh thần của việc scalping là quá lớn đối với bạn bất cứ lúc nào. Đừng chiến đấu với chính mình, hoặc thị trường mà hãy ngừng giao dịch trong một thời gian. Nó chắc chắn tốt hơn là lao vào giao dịch một cách thiếu sáng suốt, mọi lỗ lực khi đó chỉ làm cho tài khoản của bạn xấu đi mà thôi.

Làm giàu cho bản thân hay làm giàu cho sàn?

Các scalper đang chạy đua trong giao dịch với nhà môi giới. Dù họ có đạt được lợi nhuận hay thua lỗ trong các giao dịch, thì với mỗi lệnh họ đều phải trả phí giao dịch cho sàn. Vì vậy, một nhà giao dịch phải kiếm được ít nhất chỗ phí đó để đảm bảo tài khoản không bị xói mòn.

Phí của nhà môi giới trong chênh lệch giá hầu như không đáng kể khi giao dịch dài hạn. Chi phí chênh lệch 3 pip là không đáng kể đối với một nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận 50-60 pip trong giao dịch, hoặc thậm chí nhiều hơn ở các vị thế được nắm giữ trong thời gian dài hơn. Nhưng lợi nhuận của một scalper thường nhỏ hơn nhiều, trong nhiều trường hợp, chỉ dao động khoảng 5-10 pip đối với một giao dịch và mức phí chiếm 30 tới 50% của lợi nhuận kiếm được.

Nếu như chiến lược giao dịch của bạn cho ra mức lợi nhuận kém vì mức phí spread chiếm đa số, thì bạn phải xem xét hai phương án: đổi một broker khác có mức spread thấp hơn, hoặc thay đổi chiến lược giao dịch. Còn nếu bạn đạt được lợi nhuận lớn hơn nhiều so với spread, phí giao dịch… thì có lẽ đã tới lúc xem xét gia tăng vốn hoặc đòn bẩy.

Bạn đừng lo lắng khi nhà môi giới kiếm được nhiều tiền từ bạn. Miễn sao đó là một mối quan hệ có qua có lại. Thậm chí cả khi broker kiếm được lợi nhuận con cao hơn cả chúng ta, thì miễn chúng ta vẫn có lãi là được. Điều kiện tiên quyết là giao dịch có lời, khi đó chúng ta không có gì phải lo lắng khi sàn cũng kiếm được lời từ bạn cả.

Biên tập theo ForexTraders

One thought on “Nhược điểm của giao dịch scalping forex

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *