Khi người ta chán đất thật, chuyển sang mua đất ảo

Cuối tháng 11/2021, Reuters cho biết nền tảng Decentraland đã bán được một khu đất ảo “rộng 565 mét vuông” với giá 2,43 triệu USD. Bên mua cho biết sẽ sử dụng khu đất để mở rộng sang lĩnh vực thời trang kỹ thuật số và bán quần áo ảo cho người tham gia metaverse. Giá của khu đất ảo này thậm chí đắt hơn một số khu buôn bán đông đúc ngoài đời thực của Manhattan – trung tâm kinh tế thương mại sầm uất nhất New York.

Vài ngày sau, Axie Infinity, game NFT đắt giá nhất mọi thời đại, cũng thông báo bán được một mảnh đất Genesis trong thế giới Lunacia với giá 550 ETH, tương đương 2,3 triệu USD. Kỷ lục giao dịch trong game này trước đó được ghi nhận hồi tháng 2 cùng năm, khi 9 mảnh đất ảo được chuyển nhượng với số ETH tương đương 1,5 triệu USD tại thời điểm đó.

Đất ảo trong game – Ảnh: Internet

Tại Trung Quốc, làn sóng đầu cơ bất động sản trong vũ trụ ảo đang diễn ra ồ ạt khi nhiều người bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO (tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội). Một trong những dự án metaverse nổi tiếng ở nước này là Rainbow Universe. Nhà phát hành Tianxia Show cho biết sẽ bán 350.000 ngôi nhà ảo trên “hành tinh P”, chia làm 13 mức giá.

Tin tức về “bất động sản ảo giá trên trời” trong metaverse cũng trở thành chủ đề nóng được bàn tán khắp mạng xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính hiện vẫn hoài nghi về giá trị NFT đang bị thổi phồng quá mức. Một lo ngại khác là giao dịch tài sản ảo trong metaverse chưa được luật pháp công nhận. Cơ quan quản lý có thể can thiệp khiến giá bất động sản ảo bị quản lý và những người đến sau luôn phải hứng chịu nhiều thiệt thòi.

Tuy nhiên, nửa còn lại (tức phe ủng hộ Metaverse) cho rằng metaverse có quá nhiều không gian để phát triển, và hoàn toàn khả thi để trở thành một loại tài sản tài chính mới. Sự FOMO đối với một làn sóng metaverse mới mẻ cũng khiến nhiều người sở hữu đất ảo trước đó đạt được mức lợi nhuận khổng lồ.

Tổng hợp từ VNE và J2T

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *