Giá Vàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Vàng từ lâu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và sức hấp dẫn của nó chỉ tăng dần theo năm tháng chứ chưa bao giờ giảm. Giá vàng đã tăng đáng kể trong nửa thế kỷ qua, với sự tăng trưởng của các quỹ ETF là một trong những yếu tố thúc đẩy giá của kim loại quý này tăng lên.

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại hàng hóa nào, dự đoán giá vàng luôn không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều thông tin từ các khía cạnh khác nhau. Một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, vì vậy những người quan tâm đến việc mua kim loại quý này cần phải hiểu cách thức, lý do và thời điểm giá của nó có thể biến động.

Nếu bạn muốn dành một phần vốn đầu tư để mua vàng vật chất nhưng trước tiên muốn biết được xu hướng giá của nó trong một chu kỳ thời gian, thì bài viết dưới đây về những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng là dành cho bạn. Trong đó, chúng tôi đề cập đến các yếu tố thúc đẩy giá vàng, vì sao vàng liên quan đến lạm phát và dự đoán về giá trị của vàng trong thời gian từ 5 đến 10 năm.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vàng?

Mặc dù vàng được coi là một loại hàng hóa có rủi ro thấp, nhưng giá ounce vàng hoặc mỗi cây vàng cũng có những biến động nhất định. Dưới đây, chúng tôi đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng theo đơn vị tháng đến năm.

Cung và cầu

Nguồn: GFMS

Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến đó là Cung và Cầu. Mặc dù đã được lời người sử dụng trong khoảng thời gian 5 000 năm, vàng vẫn là một trong những kim loại quý được ưa chuộng nhất trên thế giới – và chính điều này ảnh hưởng đến giá thành của nó. Nhu cầu vàng toàn cầu vẫn ở mức cao, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và trang sức, do đó giá của nó bị ảnh hưởng bởi lý thuyết cơ bản về cung và cầu – nhu cầu cao, giá sẽ tăng.

Bảo vệ tài sản và phòng ngừa rủi ro

Vàng luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu để vượt qua sự bất ổn kinh tế hơn các hàng hóa khác bởi giá trị nội tại của nó, điều đó khiến nó trở thành nơi đặt cược an toàn hơn cho các nhà đầu tư trong thời kỳ bất ổn định. Điều này có nghĩa vàng là một lựa chọn để phòng ngừa rủi ro phổ biến, vì nó giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi cú sốc kinh tế do lạm phát gia tăng và phá giá tiền tệ. Do đó, khi nhiều nhà đầu tư mua vàng, giá mỗi ounce của nó có thể tăng cao.

Giá trị của đồng USD

Vì vàng là kim loại quý được tính bằng USD, nên giá mỗi ounce của nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá trị của USĐ. Vì vậy, khi đồng đô-la mạnh, giá vàng có xu hướng giảm. Điều này là do các nhà đầu tư muốn có thêm vàng với số tiền họ có, vì vậy họ sẽ đợi đến khi đồng đô-la yếu trước khi mua vàng vào. Hiệu ứng cuối cùng là giá mỗi ounce vàng sẽ tăng do nhu cầu tăng lên.

Các cuộc khủng hoảng địa chính trị và các sự kiện thế giới

Hãy nhớ rằng: vàng được coi là một sự đặt cược an toàn hơn cho các nhà đầu tư, vì vậy trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu hoặc gián đoạn địa chính trị, nhu cầu của nó có thể tăng cao. Kim loại này vượt xa tất cả các tài sản khác về khả năng kinh tế và tính ổn định. Điều này là do chi phí mua và sản phẩm của vàng hiếm khi bị ảnh hưởng bởi những biến động đáng kể, nguyên tố này cực kỳ bền và nguồn cung đủ cao để đáp ứng nhu cầu một cách thoải mái.

Chiến sự Nga – Ukraine ảnh hưởng nhiều tới giá Vàng – Ảnh: Internet

Vì vậy, nó vẫn là lựa chọn dự phòng khi các nền kinh tế chuyển hướng. Và lý do này có thể khiến cho vàng có những cú tăng vọt đáng kể.

Nhu cầu từ các quỹ ETF

Vàng là một tài sản phổ biến trong ETF, nơi mà nó được mua và bán giống như cổ phiếu. Bạn không hiểu lắm về các quỹ ETF là gì? Hãy coi nó như một phương tiện đầu tư, theo đó các nhà đầu tư có thể mua và bán hàng hóa (chẳng hạn như vàng) trên một sàn giao dịch chứng khoán như một mã cổ phiếu thông thường. Hiện tại, ETF đại diện cho một tỷ trọng đáng kể trong tổng khối lượng nhu cầu vàng, và do đó có tác động lớn đến giá của kim loại này.

SPDR là một trong những quỹ ETF Vàng lớn nhất thế giới với tổng dự trữ luôn quanh con số hàng nghìn tấn. Cập nhật giá SPDR Gold Trust nhanh nhất tại VonHoa.

Sản xuất vàng

Đừng quên rằng, không giống như các tài sản hiện đại khác, vàng là một loại hàng hóa vật chất có sẵn với số lượng hữu hạn. Điều đó có nghĩa sản xuất vàng phải được tính toán trong phương trình định giá, với khối lượng cung ứng theo thời gian thực của kim loại ảnh hưởng đến chi phí giống như nhu cầu. Khi thời gian trôi qua và việc khai thác ngày càng phức tạp, chúng ta sẽ thấy giá trị nội tại của vàng tăng lên khi nguyên liệu vàng thô trở nên khan hiếm hơn.

Nguyên liệu vàng thô ngày càng khan hiếm – Ảnh: Wikipedia

Bitcoin cũng được nhiều nhà đầu tư tiền thuật toán kỳ vọng về giá trị nội tại tăng dần theo thời gian vì nó có thuật toán khai thác ngày càng khó, và cũng có tính hữu hạn như vàng vật chất.

Tầm quan trọng của lịch sử giá vàng

Trong khi vàng được coi là một tài sản ổn định, giá trị của nó đã biến động đáng kể trong thế kỷ qua. Nhưng tại sao điều này lại quan trọng? Và giá trị vàng trong lịch sử có thể cho chúng ta biết điều gì về xu hướng giá tương lai của nó?

Khi chọn thời điểm tốt nhất để mua vàng, các nhà đầu tư hãy chú ý đến dữ liệu giá cả trong quá khứ. Chúng có thể tiết lộ nhiều điều về trạng thái hiện tại của thị trường vàng và giá kim loại này có thể thay đổi như thế nào trong những tuần và tháng tới.

Ví dụ, vào năm 2011, giá mỗi ounce của vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là khoảng 2 000 USD. Sau đó, nó đã giảm một chút, nhưng nhiều nhà phân tích coi đây chỉ là tạm thời và dự đoán rằng vàng sẽ tiếp tục quỹ đạo đi lên trong dài hạn.

Biểu đồ giá Vàng theo Tháng – Ảnh: TradingView/OANDA

Dữ liệu giá cả trong lịch sử cũng có thể giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm thích hợp để mua vàng từ góc độ nhu cầu. Ví dụ, khi đồng USD suy yếu khiến giá vàng giảm trong quá khứ, thì tại thời điểm nào nó bắt đầu tăng trở lại khi nhu cầu tăng lên? Phân tích như vậy có thể giúp tiết lộ thời điểm mua tốt nhất để đảm bảo đem lại lợi nhuận tối đa cho số vàng bạn tích trữ.

Bằng cách hiểu giá vàng trong lịch sử, bạn có thể giả định về quỹ đạo tương lai của kim loại này và đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời điểm mua và bán phù hợp.

Cách dự đoán giá vàng trong tương lai

Giống như các hàng hóa khác, việc dự đoán giá trị tương lai của vàng rất khó. Thị trường hàng hóa giống như những cuộc đấu giá. Mọi người tìm cách mua trước khi giá tăng, nhưng làm như vậy sẽ đẩy giá lên. Đây là bản chất của cung và cầu trong thị trường tài sản vật chất như vàng – nhu cầu sẽ luôn làm cho giá cả tăng lên.

Tất nhiên, có thể đưa ra giả định về giá vàng tương lai. Nhưng tương tự như bất kỳ khoản đầu tư nào, không có gì đảm bảo rằng mọi thứ sẽ diễn ra như dự đoán.

5 yếu tố dưới đây thường được các nhà đầu tư xem xét để dự đoán giá vàng:

Cung và cầu

Nhu cầu có khả năng tăng, gây ra sự tăng vọt về giá trị? Nếu vậy, bây giờ là thời điểm tốt nhất để mua, nhưng nếu bạn muốn bán thì hãy chờ đợi thêm.

Lạm phát

Lạm phát có tăng không? Vàng là một công cụ bảo hiểm rủi ro phổ biến để bảo vệ chống lại lạm phát, vì vậy các nhà đầu tư luôn theo dõi con số này sát sao.

Lãi suất

Về mặt lịch sử, giá vàng đã giảm khi lãi suất tăng, vì vậy đây là một mối quan hệ khác cần xem xét khi dự đoán giá vàng. Lãi suất tăng khiến dòng tiền chảy vào USD thay vì đầu tư vào vàng.

Tỷ giá tiền tệ

Như đã đề cập từ đầu tới giờ, tỷ giá tiền tệ là một yếu tố quyết định chính khi đầu tư vào vàng. Khi dự đoán những thay đổi về giá vàng trong tương lai, các nhà đầu tư thường xem xét sức khỏe của đồng USD, Bảng Anh GBP và đồng Rupee của Ấn Độ.

Các cuộc khủng hoảng và sự kiện thế giới

Điều gì đang xảy ra trên khắp thế giới có thể làm tăng giá trị của vàng? Từ giá dầu và khí đốt cho đến khủng hoảng như thiếu nhiên liệu và đại dịch, một loạt các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến giá vàng, vì vậy các nhà đầu tư cần phải đánh giá kỹ lưỡng trạng thái trước khi mua và bán. Đơn cử như đợt chiến tranh Nga – Ukraine vừa qua cũng khiến cho giá vàng tăng vọt đáng kể.

Bạn có quan tâm tới vàng vật chất? Tham khảo ngay giá vàng trong nước hôm nay.

Theo GLT

2 thoughts on “Giá Vàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *